Ý nghĩa việc tỉa chân nhang
Người xưa thường nói "Có thờ có thiêng, có kiêng có lành", việc bao sái ban thờ cuối năm là một minh chứng cho sự chu đáo và tấm lòng thành của con cháu trong việc phụng thờ gia tiên, thần linh.
Nói một cách dễ hiểu, việc tỉa chân nhang khi bao sái ban thờ cuối năm là việc cần thiết và quan trọng đối với đời sống tâm linh của người Việt. Chính vì vậy, việc tìm được ngày đẹp giờ tốt để thực hiện công việc bao sái, lau dọn bàn thờ được gia thần, gia tiên chứng tâm, hoan hỉ cũng là điều mà rất nhiều người quan tâm.
Ai là người tỉa chân nhang?
Người thực hiện việc rút tỉa chân nhang thường là gia chủ hoặc người phụ trách việc thờ cúng trong nhà. Trước khi bao sái bàn thờ, rút tỉa chân hương, người thực hiện phải tắm rửa sạch sẽ, đầu tóc, quần áo gọn gàng, lịch sự.
Phụ nữ đến ngày "rụng dâu" không được thực hiện công việc tỉa chân nhang. Không mặc áo hở ngực, váy ngắn, nên mặc kín đáo, gọn gàng.
Trong quá trình rút tỉa chân nhang, người thực hiện cần giữ lòng thành kính, tâm thanh tịnh. Không nên vừa làm vừa mắng chửi, cãi nhau với người khác.
Ngày đẹp rút tỉa chân nhang
Ngày đẹp nhất cuối năm để thực hiện việc bao sái ban thờ, rút tỉa chân nhang là ngày 23 tháng Chạp, tức ngày 2/2/2024 Dương lịch. Ngày tiếp theo là 25 tháng Chạp, tức ngày 4/2/2024 Dương lịch.
Ngy 23 tháng Chạp (2/2/2024) là ngày Bính Thân, thuộc ngày Hoàng Đạo Tư Mệnh. Trong ngày này có khung giờ đẹp để thực hiện tỉa chân nhang là giờ Tỵ (9h-11h), giờ Mùi (13h-15h).
Ngoài ra, còn có ngày 25 tháng Chạp (tức ngày 4/2/2024) thuộc ngày Thanh Long Hoàng Đạo. Trong ngày này có khung giờ đẹp để thực hiện tỉa chân nhang là giờ Thìn (7h-9h), giờ Tỵ (9h-11h), giờ Thân (15h-17h).
Nhìn chung, ngày 23 và 25 tháng Chạp là hai ngày có thể thực hiện công việc bao sái ban thờ, rút tỉa chân hương. Ngoài ra, nếu gia chủ bận có thể thực hiện vào ngày sớm hơn đó là ngày 20 tháng Chạp (tức ngày 30/1/2024) thuộc ngày Ngọc Đường Hoàng Đạo với khung giờ may mắn là giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h). Khung giờ thực hiện tỉa chân nhang nên là vào ban ngày, không nên thực hiện vào chiều tối hay đêm. Tuy nhiên, gia chủ nên cân nhắc chọn lựa ngày thực hiện sớm, để có thời gian chăm sóc án hương được chu đáo, toàn vẹn.
Các bước tỉa chân nhang chuẩn phong thủy và quy tắc thờ cúng
Tỉa chân nhang là một việc nhanh chóng và đơn giản nhưng gia chủ vẫn nên nắm rõ cách thức thực hiện và quy tắc cần thiết. Đồng thời, quan niệm dân gian cho rằng, thực hiện đúng các bước sẽ giúp gia tăng may mắn, an lành cho gia chủ, việc thờ phụng được lạc thái, khang an.
1. Xin phép gia thần, gia tiên
Trước khi thực hiện bao sái bàn thờ, rút tỉa chân hương, gia chủ cần thắp nhang xin phép thần linh, gia tiên được tiến hành sửa soạn, lau dọn.
Sau khi xin phép, đợi nhang cháy hết thì tiến hành công việc dọn dẹp. Thông thường, nhang cháy được 2/3 là lúc gia chủ sửa soạn dần để thực hiện bao sái.
2. Tiến hành bao sái
Di chuyển đồ thờ (chén nước, đèn, bình hoa,...) xuống bàn bên dưới xếp ngay ngắn không vứt lăn lóc. Bài vị và bát hương an vị cố định, không được di chuyển. Nhiều gia đình sợ chạm tay trong quá trình bài trí đồ thờ sẽ dùng keo dính cố định bát hương ở dưới đáy.
Nên dùng khăn xô, khăn sợi mịn thấm nước ngũ vị hương hoặc rượu gừng pha nước ấm để lau bài vị, rồi đến bát nhang. Nếu gia chủ thờ phụng bài vị các vị Phật thánh thì tiến hành lau trước, sau đó dùng nước mới lau đến bài vị gia tiên.
3. Tỉa chân nhang
- Rút tỉa chân nhang bằng cách đặt một tay giữ bát nhang yên vị, tay còn lại rút từng chân nhang một cách nhẹ nhàng cho đến khi còn lại số chân nhang lẻ như 1, 3, 5, 7, 9. Số chân nhang được nhiều người chọn để nhất là 3 tượng trưng cho thiên thời - địa lợi - nhân hoà.
Với một số quan niệm khác, khi nhà có người mất, rút tỉa chân hương cuối năm, đàn ông thì để lại 7 chân nhang, phụ nữ thì để lại 9 chân nhang.
- Chân nhang sau khi rút để gọn sang bên lên miếng vải hoặc giấy sạch. Đốt chân nhang thành tro, đổ vào gốc cây hoặc thả xuống sông, suối khu vực nước sạch. Cấm kỵ vứt bỏ vào thùng rác hoặc nơi ô uế.
- Dùng nước ấm pha cùng ngũ vị hương hoặc rượu gừng để lau quanh bát hương để tẩy uế. Đồ thờ lau sạch xong thay chum gạo muối nước hoặc bày biện lễ vật để mời gia thần, gia tiên hồi vị.
4. Mời gia thần, gia tiên hồi vị
Bày lễ vật, thắp nhang kính cáo gia thần, gia tiên đã hoàn thành việc bao sái và mời các ngài hồi vị.
(Thông tin mang tính chiêm nghiệm)
Giải đáp từ A đến Z: Ông Táo thích cúng ở bếp hay bàn thờ? Đây mới là cách cúng "đắc tài đắc lộc"!
Đây có thể là điều bạn chưa biết về nơi cúng ông Táo cực chuẩn.