1. Tròn 50 năm Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong buổi Lễ kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969- 2019) và 50 năm ngày mất của vị Lãnh tụ kính yêu (2/9/1969-2/9/2019), Tống Bí Thư Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh tư tưởng Hồ Chí Minh và Di chúc của người luôn là ngọn đuốc soi sáng dẫn dắt Đảng, toàn dân, toàn quân ta kiên định và trung thành với sự nghiệp, lý tưởng cách mạng.
Cũng trong dịp kỷ niệm này, T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tổ chức hoạt động “Tuổi trẻ Việt Nam nhớ lời Di chúc theo chân Bác”, kéo dài trong gần 9 tháng. Cả nước có trên 4.000 công trình thanh niên làm theo lời Bác cấp tỉnh.
2. Thể thao Việt Nam lập thành tích xuất sắc tại SEA Games 30
Năm 2020 là một năm đáng nhớ với thể thao Việt Nam khi liên tục lập được những thành tích cao trong khu vực. Đặc biệt tại SEA Games 30 vừa qua tổ chức ở Philipinne, Việt Nam đã giành 98 HCV, 85 HCB và 105 HCĐ, Việt Nam vươn lên thứ 2 bảng xếp hạng SEA Games 30.
Một số môn thể thao đạt được huy chương đáng chú ý như điền kinh vượt qua nhiều khó khăn để giành 16 HCV, giữ vững ngôi vị số 1 giành được từ SEA Games trước, bơi lội đoạt 11 HCV, môn vật mang về 12 HCV trong tổng số 14 bộ huy chương…
Đặc biệt thành công của thể thao Việt Nam không thể không kể đến sự đóng góp của bộ môn bóng đá nam và nữ. Nếu bóng đá nữ tiếp tục giữ vững ngôi vị quán quân khu vực Đông Nam Á lần thứ 6 thì bóng đá nam sau 60 năm lịch sử đã giành được chức vô địch đầu tiên. Không chỉ vậy, trước đó đội tuyển bóng đá nữ vô địch giải Đông Nam Á, đội tuyển bóng đá nam vào đến tứ kết Asian Cup 2019 và hiện đứng đầu bảng G ở vòng loại thứ 2 World cup 2022 khu vực châu Á.
3. Tăng trưởng GDP ấn tượng, kim ngạch xuất nhập khẩu vượt 500 tỷ USD
Kinh tế Việt Nam năm 2019 có nhiều biến chuyển, tốc độ tăng trưởng GDP ước tính đạt 6,8%, thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao hàng đầu trong khu vực. Việt Nam đứng thứ 8 trong số các nước kinh tế tốt nhất thế giới để đầu tư năm 2019 và tăng 15 bậc so với 2018. Việt Nam cũng được Diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá năng lực cạnh tranh xếp thứ 67/141 quốc gia, vùng lãnh thổ, tăng 10 bậc so với năm 2018.
Kim ngạch xuất khẩu tăng vượt mốc 500 tỷ USD và cũng là năm thứ tư liên tiếp Việt Nam xuất siêu với hơn 9,1 tỷ USD. Các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết góp phần không nhỏ cho xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ ở nhiều thị trường. Cùng với phát triển kinh tế, năm 2019, Bộ Chính trị lần đầu tiên ban hành Nghị quyết về thu hút vốn FDI để hạn chế những tồn tại trong đầu tư nước ngoài.
4. Ngoại giao Việt Nam
Năm 2019 cũng là năm cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ 2 giữa Tổng thống Mỹ Donal Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Un đã diễn ra tại Hà Nội. Trước đó, cả Mỹ và Triều Tiên đều lựa chọn Việt Nam đứng ra tổ chức cuộc gặp quan trọng, điều này cho thấy sự coi trọng trong mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam, đồng thời ghi nhận kinh nghiệm và khả năng đảm bảo an ninh cho các sự kiện quốc tế lớn.
5. ÐH Hội LHTN Việt Nam lần thứ VIII và 20 năm phong trào thanh niên tình nguyện
Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên (LHTN) Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2019 - 2024 diễn ra trong 3 ngày (10-12/12/2019). Đại hội có sự tham gia của 1.000 đại biểu ưu tú trong và ngoài nước. Đại hội đã hiệp thương chọn cử anh Nguyễn Anh Tuấn, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn làm Chủ tịch T.Ư Hội LHTN Việt Nam khóa VIII và 8 phó chủ tịch Hội. Đại hội đề ra phong trào “Tôi yêu Tổ quốc tôi” và 2 chương trình hành động trong 5 năm tới.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng 5 bộ trưởng, 3 thứ trưởng đã có buổi đối thoại với thanh nhiên. Thủ tướng kêu gọi thanh niên luôn cháy mình với khát vọng cống hiến, trở thành những tinh hoa đi đầu trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2019 cũng là năm đánh dấu 20 năm phong trào thanh niên tình nguyện. Đây là phong trào lớn có ý nghĩa trong đời sống thanh niên Việt Nam.
6. Các quan chức đầu ngành tham gia vào các vụ “đại án”
Năm 2020 sẽ một năm khó quên khi hàng loạt các vụ án nghiêm trọng làm thất thoát tài sản quốc gia, ảnh hưởng đến việc đào tạo chất xám của thế hệ mới xảy ra.
Đầu tiên chính là thương vụ Mobifone mua lại AVG có sự tham gia của hai cựu Bộ trưởng TT&TT Nguyễn Bắc Son, Trương Minh Tuấn. Những bị cáo này đã phải tham gia hầu tòa trong thời gian vừa qua với các tội danh nhận hối lộ, gây thiệt hại tài sản hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước. Cụ thể cựu Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhận hối lộ 3 triệu USD; cựu Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhận 200.000 USD…
Bên cạnh đó chính là vụ gian lận điểm thi THPT Quốc gia năm 2018 ở các tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Hà Giang. Đến năm 2019, các cán bộ giáo dục, công an đã bị khởi tố, xét xử, các đảng viên khác liên quan cũng bị kỷ luật, kiểm điểm. Nguyên Bí thư tỉnh Hà Giang, ông Triệu Tài Vinh bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị xem xét kỷ luật.
7. Thị trường lao động
Ngành Lao động Việt Năm 2019 cũng có nhiều thay đổi. Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ Luật lao động sửa đổi, điều này sẽ có nhiều tác động đến thị trường lao động.
Trong đó đáng chú ý nhất là tăng tuổi nghỉ hưu; cho phép thành lập tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp bên cạnh tổ chức Công đoàn...
Đây cũng là năm xuất khẩu lao động tăng mạnh, hết tháng 11 các tổ chức, doanh nghiệp đã đưa được hơn 132.000 người đi lao động ở nước ngoài, vượt 10,6% so với kế hoạch năm.
Tuy nhiên không thể bỏ qua việc nhiều lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài như 9 người Việt bỏ trốn ở Hàn Quốc khi đi cùng chuyên cơ của Chủ tịch Quốc hội. Đặc biệt vụ án 39 người chết trong xe đông lạnh trong quá trình nhập cư ở Anh vào cuối tháng 10/2019 gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước.
8. Điểm nóng xâm phạm di sản
Đối với ngành Văn hóa, việc xâm hại di sản chính là điểm nổi bật nhất trong năm 2019 như: Vùng lõi di sản vịnh Hạ Long bị bê tông hóa, các công trình lấn biển bức tử vịnh Hạ Long, các công trình sai phạm được xây dựng ở Thung Nhai xâm hại di sản Tràng An, tổ hợp công trình nhà hàng và nhà nghỉ Panorama xây trái phép trên đỉnh Mã Pì; Dự án thang máy ngắm cảnh, tham quan di tích Đồn Cao nằm trong vùng bảo vệ II của di tích Phố cổ Đồng Văn; Dự án khu du lịch sinh thái văn hóa tâm linh Lũng Cú nằm ngay cạnh di tích lịch sử Cột cờ Lũng Cú.
9. Khủng hoảng ngành chăn nuôi khi bị ảnh hưởng của Dịch tả lợn châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề cung cầu thịt lợn từ đầu năm cho đến bây giờ, có hơn 6 triệu con lợn bị chết và tiêu hủy. Việc này gây nhiều bất cập trong ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ. Giá thịt lợn rơi vào khủng hoảng lớn nhất từ trước tới nay. Có thời điểm giá lợn hơi đã vượt 90.000 đồng/kg- mức cao kỷ lục từ trước tới nay và thịt lợn bán lẻ trên thị trường đã vượt 230.000 đồng/kg.
Nguồn thịt cung cấp cho Tết Nguyên Đán đang trở thành vấn đề báo động buộc Chính phủ phải vào cuộc để cân nhắc việc nhập khẩu thêm thịt lợn.
10. Các vấn đề môi trường nghiêm trọng
Ngày 28/8/2019, Công ty Cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông (phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bị cháy. Việc này đã trở thành một sự cố môi trường nghiêm trọng khi phát thải ra môi trường khối lượng ước tính 15-27,2kg thủy ngân tại một khu vực dân cư đông đúc. Sau đó là ảnh hưởng của việc di dời nhà máy ra khỏi nội thành và việc bồi thường cho các hộ dân bị ảnh hưởng.
Vào tháng 10, sự cố đổ dầu thải trên suối Trầm ở huyện Kỳ Sơn, Hòa Bình khiến nguồn nước sạch sông Đà có mùi lạ, chỉ tiêu styren vượt quy chuẩn cho phép, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của 250.000 hộ dân ở Thủ đô.
Về vấn đề không khí, trong 4 tháng cuối năm, Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận đã nhiều lần phải chịu nhiều đợt ô nhiễm không khí ở mức nguy hại, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân do lượng bụi mịn xuất hiện dày đặc.
Hà Nội bắt đầu rửa đường chống ô nhiễm từ ngày 19/12
Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) thông báo đã cho rửa đường, bắt đầu từ 19/12, sau khi nhận được chỉ đạo của Chủ tịch Nguyễn Đức Chung.