Đông đảo các nhà khoa học, các nghệ sỹ trình diễn và thảo luận về ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam - Nhật Bản

Qua âm nhạc và ngôn ngữ, tình hữu nghị Việt - Nhật một lần nữa được khẳng định và lan tỏa mạnh mẽ.

Ngày 14/12, Tại Viện Âm nhạc Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển Văn Hoá, Ngôn ngữ và Giáo dục (CLEF) phối hợp cùng Trường Đại học Việt – Nhật – Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Hội thảo “Dịch và dịch ca từ Việt – Nhật” và “Liên hoan dân ca Việt – Nhật” lần thứ II.

Đông đảo các nhà khoa học, các nghệ sỹ trình diễn và thảo luận về ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam - Nhật Bản

Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS. TS. Ngô Minh Thủy - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Văn hóa, Ngôn ngữ và Giáo dục (CLEF) cho biết: Trong các loại hình văn hóa, nghệ thuật thì âm nhạc nói chung và bài hát nói riêng dễ đi vào lòng người nhất, dễ nhớ nhất và dễ giúp mọi người gắn kết nhất. Không dân tộc nào lại không có bài hát hoặc không hát. Chính vì vậy, những người vừa làm công tác nghiên cứu văn hóa - ngôn ngữ - giáo dục vừa yêu văn hóa nghệ thuật - âm nhạc luôn mong muốn thúc đẩy việc dịch lời bài hát của các quốc gia.

Đặc biệt là các bài dân ca mà bà Thuỷ cho rằng chứa đựng nhiều nhất tinh hoa văn hóa của mỗi dân tộc.

Ảnh PGS.TS Ngô Minh Thủy phát biểu khai mạc Hội Thảo
Ảnh PGS.TS Ngô Minh Thủy phát biểu khai mạc Hội Thảo

Tại diễn đàn, các nhà khoa học đã trao đổi học thuật trong lĩnh vực dịch thuật nói chung, dịch thuật lời bài hát Việt – Nhật nói riêng, qua đó thúc đẩy việc học tập và nghiên cứu văn hóa - ngôn ngữ Việt Nam và văn hóa - ngôn ngữ Nhật Bản.

Hội thảo đã thu hút đông đảo các chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, ngôn ngữ và giáo dục Nhật Bản và Việt Nam cùng với các giảng viên và sinh viên đang dạy và học tiếng Nhật. Một số khách mời là đại diện các cơ quan văn hóa, ngôn ngữ, giáo dục quốc tế tại Việt Nam.

Đông đảo các nhà khoa học, các nghệ sỹ trình diễn và thảo luận về ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam - Nhật Bản

Tại Hội thảo, diễn giả Việt Nam và Nhật Bản đã trình bày 5 tham luận, bao gồm:

“Bốn cấp độ của dịch thuật: trường hợp dịch ca từ Nhật – Việt” của nhà nghiên cứu, dịch giả Ngô Tự Lập, hội viên Hội nhạc sĩ Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Khoa học Đào tạo, Khoa Quốc tế Pháp ngữ (IFI), Nguyên Viện trưởng Viện Quốc tế Pháp ngữ, ĐHQGHN.

“Kiến thức văn hoá - xã hội và tiếng Việt: yếu tố quan trọng trong dịch thuật Nhật - Việt” của PGS.TS. Ngô Minh Thủy, Viện trưởng CLEF, Nguyên Phó hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại Ngữ, ĐHQGHN.

“Dịch ca từ” của GS. Terasaki Katsushi, Tiến sĩ Kinh tế học tại Đại học Keio; Giáo sư thỉnh giảng tại Học viện Ngoại ngữ, Đại học Doji; Giáo sư danh dự tại Đại học Mejiro.

“Chia sẻ một số kinh nghiệm và bài học rút ra từ công việc phiên dịch” của Ông Phạm Hưng Long, Nguyên Phó trưởng khoa tiếng Nhật, Đại học Hà Nội.

“Vài nét nghiên cứu và giới thiệu dân ca Việt Nam tại Nhật Bản” của GS. Shine Toshihiko, Đại học Tư thục Tōyō (ACRI-TOYO).

“Sự khác nhau trong cách thể hiện ca khúc Việt - Nhật” của Bà Dương Thùy Linh, Thạc sĩ chuyên ngành xã hội học trường Đại học Saga Nhật Bản; Giám đốc đào tạo Công ty Haio Education.

Đông đảo các nhà khoa học, các nghệ sỹ trình diễn và thảo luận về ngôn ngữ, văn hoá Việt Nam - Nhật Bản
Ca sĩ Nhật Huyền và Dương Thùy Linh thể hiện bài dân ca Bào dạt mây trôi
Ca sĩ Nhật Huyền và Dương Thùy Linh thể hiện bài dân ca Bào dạt mây trôi

Trong khuôn khổ chương trình, “Liên hoan dân ca Việt - Nhật lần thứ 2” đã mang đến những bài dân ca đặc sắc của hai nước với sự tham gia của nhiều nghệ sỹ tài năng và giàu sáng tạo, như nhóm nhạc sỹ M6, Ban nhạc Sông Ngân, ca sỹ Dương Linh, ca sỹ Nhật Huyền, Trần Ngọc Bảo, Quốc Huy, Nguyễn Đức, Lê Ngọc, Thu Hương, Thanh Hiền...

Các bài hát được hai dịch giả Ngô Tự Lập - Shine Toshihiko dịch và các nghệ sĩ trình bày song ngữ. Từ những làn điệu quen thuộc của vùng quê Việt Nam đến âm hưởng tinh tế của dân ca Nhật Bản, Liên hoan không chỉ là sự kết nối âm nhạc mà còn là minh chứng cho sự giao thoa văn hóa sâu sắc. Qua âm nhạc và ngôn ngữ, tình hữu nghị Việt - Nhật một lần nữa được khẳng định và lan tỏa mạnh mẽ.

Sự kiện cũng có sự góp mặt của đông đảo các học giả, đại diện các doanh nghiệp, các cơ quan truyền thông, các giảng viên và sinh viên khoa tiếng Nhật các trường đại học cùng nhiều đại diện cơ quan đến tham gia.

BTC, khách mời và các ca sĩ chụp ảnh kỉ niệm
BTC, khách mời và các ca sĩ chụp ảnh kỉ niệm

Hội thảo có sự tham gia của cơ quan tài trợ: Quỹ giao lưu quốc tế Nhật Bản; các đơn vị hợp tác gồm: Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, Câu lạc bộ Cựu lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản (VAJA), các khoa tiếng Nhật của Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN, Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Hà Nội và Khoa Phương Đông thuộc Trường Đại học Phenikaa; Hệ thống giáo dục Ban Mai school, các đơn vị đồng hành: Công ty TNHH Phát triển Văn hoá, Giáo dục Quốc tế Việt, Công ty cà phê C.O.C Sài Gòn, Công ty hàng không ANA Nhật Bản.

PV

FPT sẽ mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản

FPT sẽ mở văn phòng đại diện giáo dục tại Nhật Bản

Dự kiến, văn phòng đại diện giáo dục của FPT sẽ được đặt tại một trong các chi nhánh của FPT ở Nhật Bản.