Tiếng Anh bây giờ thực sự là một công cụ giao tiếp hiệu quả khi là ngôn ngữ chính thức của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Muốn học tốt ngoại ngữ, bạn cần có vốn từ vựng vững chắc chắn để còn biết áp dụng vào câu cho phù hợp, đồng thời tự tin giao tiếp với người bản xứ.
Muốn nắm được nhiều từ vựng tiếng Anh thì chỉ có cách chăm đọc, sử dụng nhiều ngôn ngữ này trong cuộc sống hàng ngày và tra từ điển thôi. Còn nếu cố gắng đoán bừa nghĩa của từ tiếng Anh, nhiều khi bạn có thể rơi vào trường hợp "đội quần" như học trò dưới đây đấy!
Theo như bức hình chia sẻ, một người đã hỏi bạn mình trong tiếng Anh có từ "giò lụa" không. Tưởng là sẽ nhận được câu trả lời chính xác, ai ngờ cậu học trò lại tự đoán bừa thành "Giò là thịt nén lại. Meat.zip".
Bạn hỏi tiếng Anh có từ "giò lụa" không và nhận về đáp án đầy "cảm lạnh" (Nguồn: Trường Người Ta) |
Câu trả lời sai này đã nhận về nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng, nhất là dân chuyên học tiếng Anh. Nhiều netizen phải cười bò trước màn tự dịch ngoại ngữ rất “ba chấm” của học trò kia. Ai cũng biết giò được làm từ thịt (meat) nén lại (nhiều file nén trên máy tính được gọi là file zip) nhưng ai lại dịch "giò lụa" thành "meat.zip" bao giờ.
Một số bình luận của cộng đồng mạng bên dưới bức hình:
- Tiếng Anh học như vậy dễ quá. Bây giờ gọi chả bò là beep.zip, chả lụa là silk.zip, chả cá là fish.zip, chả mực là squid.zip.
- Khi bạn thích môn Tin nhưng ba mẹ lại bắt đi học tiếng Anh đây mà.
- Người bản xứ cũng phải khóc thét khi thấy câu trả lời này thôi.
Giò lụa là món ăn quen thuộc trong mâm cơm ở Việt Nam, nhưng dịch "giò lụa" sang “meat.zip” như cậu học trò trên thì là sai bét đấy! |
Thực tế khi muốn dịch từ "giò lụa" sang tiếng Anh để giới thiệu với bạn bè quốc tế, bạn có thể sử dụng là "Lean pork paste". Lại mùa Tết Nguyên đán sắp đến, học ngay cách gọi các món ăn quen thuộc trong mâm cơm truyền thông của người Việt để không "quê" như cậu học trò trên nhé!
Bánh chưng: Sticky rice cake.
Dưa hành: Pickled onion.
Gà luộc: Boiled chicken.
Nem rén: Spring rolls.
Mâm ngũ quả: Five-fruit plate.
Khi Gen Z đi dạy tiếng Anh, đến lời phê cũng độc lạ khiến học trò: "Ủa, alo cô ơi?!"
Năng lượng "hài hước" và trẻ trung của thế hệ thầy cô Gen Z đúng là cực kì thu hút.