Hy hữu bà cụ 73 tuổi sinh con nhờ thụ tinh ống nghiệm

Mới đây, một cụ bà 73 tuổi sống tại Ấn Độ đã sinh 2 cô con gái nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

 Mới đây, một cụ bà 73 tuổi sống tại Ấn Độ đã sinh 2 cô con gái nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Đây được xem là một trong những trường hợp lớn tuổi nhất trên thế giới mang thai và sinh con.

Trước đó, ngay từ khi mang thai, mẹ con cụ bà đã được chăm sóc kỹ càng tại bệnh viện trong suốt thai kỳ dưới sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa về tim.

Năm 2016, một cụ bà khác ở Ấn Độ cũng sinh con đầu lòng khi đã 72 tuổi chỉ với mục đích phải có con để giành quyền thừa kế trong gia đình. Tuy nhiên, bé trai khi sinh ra chỉ nặng 1,36kg và sức khỏe không được tốt.

Cụ bà 73 tuổi sống tại Ấn Độ đã sinh 2 cô con gái nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Đây được xem là một trong những trường hợp lớn tuổi nhất trên thế giới mang thai và sinh con.
Cụ bà 73 tuổi sống tại Ấn Độ đã sinh 2 cô con gái nhờ phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Đây được xem là một trong những trường hợp lớn tuổi nhất trên thế giới mang thai và sinh con.

Không chỉ Ấn Độ, trên thế giới đã ghi nhận không ít trường hợp sinh con khi đã ngoài 50 tuổi, thậm chí lên đến 60 - 70 tuổi. Tại Việt Nam, giữa tháng 6 vừa qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã phẫu thuật mổ lấy thai cho một sản phụ 54 tuổi (quê Hoài Đức, Hà Nội).

Theo các bác sĩ, do mang thai khi tuổi đã cao, người phụ nữ này gặp nhiều khó khăn do các vấn đề về huyết áp, đường huyết... Ở tuần thai 12, bà bị ra máu, dọa sảy thai, các bác sĩ đã phải sử dụng thuốc điều trị và theo dõi sát sao. Khi thai nhi được gần 38 tuần, bà được mổ lấy thai. May mắn, bé trai nặng 2,7 kg chào đời an toàn.

Dù các trường hợp trên đều may mắn sinh con an toàn, tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, không nên mang thai và sinh con khi tuổi đã cao để tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra với cả mẹ lẫn con.

Theo các bác sĩ, khi nhiều tuổi, phụ nữ đã phải đối mặt với nguy cơ lớn mắc các bệnh thông thường, đến khi có thai lại phải mang thêm một đứa trẻ trong bụng thì gánh nặng càng lớn hơn, tác động của bệnh tới sức khỏe cũng nặng nề hơn.

Theo đó, phụ nữ trên 35 tuổi, nhất là sau 40 tuổi khi mang thai thường dễ bị sảy thai. Nguy cơ này tăng dần theo độ tuổi, nghĩa là, tuổi càng cao, nguy cơ càng lớn. Bên cạnh đó, phụ nữ trong độ tuổi này có nguy cơ mang thai ngoài tử cung gấp 4 đến 8 lần so với phụ nữ trẻ. Nguyên nhân có thể là do nhiễm trùng vùng chậu và các vấn đề với ống dẫn trứng.

Một vấn đề khác cũng dễ xảy ra ở những phụ nữ mang thai lớn tuổi là quá trình mang thai khó khăn hơn, dễ gặp biến chứng của các bệnh lý như tăng huyết áp, đái tháo đường thai kì… 

Riêng đối với thai nhi, thai phụ mang thai ở tuổi cao, nguy cơ con sinh ra mắc hội chứng Down rất cao. Theo Hiệp hội nghiên cứu bệnh Down quốc gia Hoa Kỳ, một người phụ nữ 25 tuổi sẽ có 1/1.200 khả năng sinh con mắc hội chứng Down; ở tuổi 35, nguy cơ đó sẽ là 1/350; đến tuổi 40, nguy cơ là 1/100; và ở độ tuổi 49 tăng lên tới 1/10, nghĩa là trong 10 trẻ em sinh ra bởi những người mẹ khoảng 49 tuổi sẽ có 1 bé có khả năng mắc hội chứng Down và các vấn đề có thể khiến sản phụ đẻ non hoặc gặp các tai biến sản khoa nguy hiểm trong quá trình sinh nở, đe dọa tính mạng cả mẹ lẫn con.

Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, không nên mang thai và sinh con khi tuổi đã cao để tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra với cả mẹ lẫn con.
Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo, không nên mang thai và sinh con khi tuổi đã cao để tránh những nguy cơ đáng tiếc có thể xảy ra với cả mẹ lẫn con.

Không những thế, trẻ được sinh ra ở những bà mẹ cao tuổi còn có nguy cơ bị nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng và chậm phát triển so với thông thường. Mặt khác, đứa trẻ được hình thành từ tinh trùng của những ông bố lớn tuổi cũng đối mặt với nguy cơ khi sinh ra bị tự kỷ cao gấp 6 lần trẻ em sinh ra bởi các ông bố dưới 30 tuổi. Trẻ còn có thể bị suy yếu não nghiêm trọng và thường có chỉ số IQ thấp hơn những đứa trẻ khác.

Do đó, các chuyên gia khuyến cáo, các cặp vợ chồng nên có kế hoạch sinh con khi dưới 35 tuổi. Với nữ giới, tốt nhất là trong khoảng từ 22-33 tuổi để có sức khỏe tốt nhất, giảm thiểu các nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Với những trường hợp thực sự muốn có con khi tuổi đã cao, cả 2 vợ chồng cần đi khám sức khỏe tổng quát để biết về tình hình sức khỏe của mình cũng như dự phòng những nguy cơ gặp biến chứng của các bệnh lý nếu có.

Bên cạnh đó, tuân thủ ăn uống khoa học với các nguồn vitamin và dưỡng chất cần thiết để có thai kỳ khỏe mạnh đồng thời, khám thai định kỳ để theo dõi sát sao quá trình phát triển của thai nhi, tránh trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Minh An

'Tôi thậm chí từng bị gọi là bà mẹ xấu xa, nhưng tôi biết rốt cuộc con sẽ hưởng lợi từ đó'

'Tôi thậm chí từng bị gọi là bà mẹ xấu xa, nhưng tôi biết rốt cuộc con sẽ hưởng lợi từ đó'

'Tôi muốn đáp ứng nhu cầu của con trai tôi nhưng tôi cũng muốn quan tâm tới chính những nhu cầu của tôi nữa' - Tác giả Amanda Elder chia sẻ.