Mẹ mất khi anh em tôi đang học cấp 3 và đại học. Ngày đó nhiều người khuyên bố tôi đi bước nữa để về già có chỗ nương tựa, bà chăm ông vẫn tốt hơn con cái. Bố bảo trước lúc mẹ tôi mất đã hứa với bà là lo cho các con học hành đến nơi đến chốn. Vì vậy bố sẽ cố gắng làm việc để có tiền cho chúng tôi ăn học, còn chuyện bản thân tạm gác lại.
Nhờ sự hi sinh của bố mà anh em tôi mới có được công việc tốt, tương lai xán lạn. Hiện tại chúng tôi đã có gia đình cả rồi và khá yên ấm hạnh phúc.
Bố tôi về hưu đã 7 năm nay và sống một mình ở quê. Chúng tôi sống xa quê, thỉnh thoảng mới về thăm bố được. Nhiều lần anh cả động viên bố đến nhà anh ấy sống để anh chị lo chuyện cơm nước phụng dưỡng chu toàn cho ông. Nhưng bố không thích đến nhà con cái, thích ở quê để được hòa nhập với thiên nhiên và bà con hàng xóm.
Có lần về thăm quê, nhìn cảnh bố ăn cơm nguội với chút nước mắm mà tôi bật khóc hỏi chuyện ăn uống mỗi ngày của ông. Bố nói với giọng bình thản:
"Mỗi ngày bố chỉ ăn hết khoảng 20 nghìn, món ăn chủ đạo của bố là vừng, mắm, trứng luộc, trái cây và chút chạo mua sẵn ngoài chợ. Già rồi ăn nhiều tiêu thụ không được sinh bệnh, cứ ăn ít cho nhẹ bụng con ạ".
Tôi nói với giọng nghẹn ngào, lương bố mỗi tháng 11 triệu, ăn uống tằn tiền thế rồi lúc đổ bệnh lấy sức đâu mà chống đỡ. Lương hưu là để bố bồi dưỡng sức khỏe, ông phải ăn đủ chất mới mong sống thọ.
Tôi ngỏ ý muốn bố đưa mỗi tháng vài triệu và sẽ mua thuốc bổ đồ ngon cho ông ăn. Nhưng bố lắc đầu từ chối, nói là ăn như thế là đủ rồi, không muốn ăn những thứ khác. Bố bảo anh cả mua đồ bổ về biếu mà không dùng và cho hết hàng xóm rồi.
Ảnh minh họa |
Bố tôi ngang bướng bảo thủ lắm, chỉ thích tiết kiệm tiền, chứ không chịu chi tiêu cho bản thân. Không khuyên bảo được bố nên tôi để mặc ông muốn làm gì thì làm.
Tuần trước, có người hàng xóm của bố báo tin bố tôi bị đột tử trong khi ngủ. Nghe tin mà anh em tôi đều bàng hoàng, mới trước đó chúng tôi về thăm bố còn khỏe mạnh, ra vườn hái trái cây cho các con mang đi. Chúng tôi đau đớn nhất là bố ra đi không có đứa con nào ở bên cạnh.
Sau khi bố mất, anh cả nói lương hưu của bố rất cao, ăn uống tằn tiện, chắc chắn sẽ có nhiều tiền tiết kiệm nhưng không biết ông để đâu. Anh khuyên mọi người chia nhau tìm mọi ngóc ngách xem bố cất tiền ở đâu.
Không thể tìm được khóa tủ của bố, anh tôi phá khóa, thế nhưng trong đó không có tiền vàng mà có một tờ giấy với những ký hiệu khó hiểu. Sau khi xoay tờ giấy tứ phía thì anh cả đã hiểu được ý nghĩa trong đó và anh bắt chúng tôi đào góc nhà lên.
Anh em tôi đều rất thán phục khả năng tư duy logic của anh cả, dưới đó có một chiếc hòm nhỏ và chứa 750 triệu tiền mặt. Đào được số tiền lớn thế, đáng lẽ anh em tôi phải vui mừng, nào ngờ chị dâu thứ 2 thắc mắc. Chị bảo bố từng nhờ chị đi mua 3 cây vàng nhưng giờ vàng không thấy lại thấy mỗi tiền. Phải chăng có một người con nào đang giữ vàng của bố.
Mọi người nhìn nhau rồi nghi kỵ lẫn nhau. Chị ấy bất ngờ nói mấy năm nay chỉ có anh cả là thường xuyên về thăm bố nhất. Chắc chắn biết được số vàng bố để đâu và chị muốn anh cả nói thật.
Anh cả rất giận khi bị em dâu chỉ thẳng mặt gọi tên. Anh bảo thương bố không có con cháu bên cạnh nên tuần nào cũng sắp xếp thời gian về chăm sóc ông. Nào ngờ lại bị các em nghi ngờ lấy vàng của bố làm anh rất thất vọng.
Gia đình đang yên vui hạnh phúc, chỉ vì tiền vàng bố để lại anh em hiểu nhầm lẫn nhau.
Cặp anh em sinh đôi nhưng mỗi người một bố, khi bác sĩ tìm ra nguyên nhân cũng là lúc gia đình "tan đàn xẻ nghé"
Nghe có vẻ phi lý nhưng thực tế vẫn có những trường hợp trẻ sinh đôi nhưng lại không cùng một bố.