Tở SCMP đưa tin, các chuỗi nhà hàng lớn của Nhật Bản đã loại bỏ các món ăn làm từ trứng ra khỏi thực đơn của họ và nhiều cơ sở dự kiến sẽ "nối gót" sau khi dịch cúm gia cầm đang diễn ra làm cạn kiệt nguồn cung và đẩy giá sản phẩm gia cầm lên cao.
Chi phí thức ăn cho gà cao hơn cũng làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng có thể kéo dài sang năm tới.
Một cuộc khảo sát của công ty nghiên cứu tài chính Teikoku Databank cho thấy 28 trong số 100 nhà điều hành thực phẩm và đồ uống lớn được niêm yết trên thị trường chứng khoán Nhật Bản đã loại bỏ các mặt hàng làm từ trứng hoặc có ý định làm như vậy.
Công ty khảo sát cho biết: "Việc thiếu nguồn cung cấp trứng dự kiến sẽ tiếp tục trong hơn một năm, vì vậy chúng tôi quyết định rằng sẽ khó có thể liên tục cung cấp thực phẩm có trứng đắt tiền".
Thực đơn đã ngừng cung cấp các món ăn có trứng là thành phần chính, chẳng hạn như trứng chiên và trứng cuộn vào đầu năm nay, nhưng các món ăn đang dần mở rộng bao gồm một số món ăn như bánh pancake.
Mặc dù các quán ăn bắt đầu gặp khó khăn trước áp lực thiếu trứng vào đầu năm nay, nhưng cuộc khủng hoảng ban đầu chỉ ảnh hưởng đến các loại gia vị như sốt tartare. Nhưng khi tình hình trở nên tồi tệ hơn, thực khách đã phải từ bỏ các món ăn khác, bao gồm bánh kếp và chawanmushi (sữa trứng hấp).
Một quan chức của Teikoku Databank cho biết khách hàng sẽ thấy nhiều sản phẩm làm từ trứng bị loại bỏ khỏi thực đơn vì tình trạng khan hiếm "có khả năng kéo dài trong khoảng 6 đến 12 tháng", báo Yomiuri đưa tin.
Chuỗi nhà hàng Gusto và nhà điều hành ẩm thực Trung Quốc Bamiyan nằm trong số các cửa hàng đã ngừng phục vụ một số loại bữa ăn có chứa trứng.
McDonald's Nhật Bản đã ngừng bán McMorning (bánh mì trứng) tại một số cửa hàng từ tháng trước. Mcmorning là món trứng kẹp giữa bánh mì kẹp thịt. Tờ báo này đưa tin rằng "một số công ty nhà hàng đang xây dựng thực đơn sử dụng ít trứng hơn để chuẩn bị cho tình trạng thiếu trứng kéo dài".
Người phát ngôn của chuỗi thức ăn nhanh cho biết: "Các món ăn từ trứng rất phổ biến và tình trạng thiếu trứng đã gây ra tác động nghiêm trọng".
Tại Nhật Bản, giá buôn bán trứng trong tháng này là 350 yên (khoảng 62.000 VND)/1 kg, tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức giá cao nhất kể từ năm 1993.
Hầu hết các công ty dịch vụ ăn uống từ bỏ thực đơn trứng đều là nhượng quyền thương mại với giá cả phải chăng. Marukame Udon, một cửa hàng đặc sản udon Nhật Bản, nơi có thể dùng bữa với giá từ 500 đến 1.000 yên (gần 90.000 đến 180.000 VND), đã loại bỏ trứng luộc trong suối nước nóng, món trứng oyakodon và trứng trong món mì udon khỏi thực đơn. Saizeriya, một nhà hàng gia đình thường được các gia đình Nhật Bản ghé thăm khi đi ăn ngoài, đã ngừng cung cấp thực đơn 'trứng từ thung lũng địa ngục', bao gồm hai quả trứng luộc chín mềm phủ phô mai.
Gast, một nhà hàng gia đình, đã ngừng phục vụ món ăn kèm trứng rán khi gọi món khác. Nhà hàng nhượng quyền thương mại Trung Quốc 'Bermiyan' đã loại bỏ cơm chiên Tenshin (cơm chiên Thiên Tân) khỏi thực đơn. Cơm chiên Tenshin là món ăn có lớp trứng dày cuộn bên trên cơm chiên.
Đợt bùng phát cúm gia cầm tồi tệ nhất ở Nhật Bản cũng đã thúc đẩy việc tiêu hủy hàng loạt hơn 17 triệu con gia cầm kể từ tháng 10 năm ngoái, gây áp lực lên những người nông dân đang vật lộn với tình trạng thiếu đất phù hợp để chôn cất chúng.
Trong số 26 quận ghi nhận ổ dịch, 16 quận đang phải vật lộn để loại bỏ xác gà, đài truyền hình quốc gia NHK đưa tin.
Nhật Bản là quốc gia tiêu thụ trứng lớn thứ ba trên thế giới sau Trung Quốc và Mexico, đồng thời là nước xuất khẩu sốt mayonnaise chính, nơi khoảng 10% trứng được sử dụng để làm nước xốt salad.
(Nguồn: SCMP)