Theo email gửi đến các thương gia của sàn thương mại điện tử Amazon, hãng này thông báo đã bắt đầu xóa sổ các mặt hàng quảng cáo có tác dụng điều trị, cứu chữa Covid-19.
Quyết định của Amazon được đưa ra trong bối cảnh dịch Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp. Tuần trước, Amazon cùng một số gã khổng lồ công nghệ đã gặp Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại trụ sở Facebook để thảo luận về cách ngăn chặn thông tin sai lệch về Covid-19 trên các nền tảng.
Thế lực xấu đang kiếm tiền từ nỗi lo sợ của mọi người trước dịch bệnh. Trên Amazon, nhiều gian hàng bán sách gieo rắc nỗi sợ hãi về virus, trong khi các sản phẩm vitamin C xuất hiện nhiều hơn vì tin giả khẳng định nó đẩy lùi được virus.
Một sản phẩm xịt khử trùng được quảng cáo có thể giết virus Covid-19. Ảnh: CNBC |
Trong một trường hợp, Amazon báo cho người bán hàng rằng hãng sẽ xóa sản phẩm khẩu trang phẫu thuật vì sử dụng “các tuyên bố quảng cáo y tế chưa được phê chuẩn”. Đến chiều ngày 20/2, sản phẩm vẫn còn trên Amazon. Công ty nói sẽ xem xét khôi phục các mặt hàng bị đánh dấu nếu xóa các tuyên bố y tế bị cấm.
Group bán hàng Amazon trên Facebook cũng chia sẻ các cảnh báo tương tự mà họ nhận được từ Amazon trong tuần này.
Dù Amazon đã thực hiện các biện pháp xóa bỏ mặt hàng nhắc tới Covid-19, CNBC thực hiện một số tìm kiếm và phát hiện vài sản phẩm chưa bị ‘sờ’ tới, chẳng hạn chai xịt khử trùng tuyên bố “giết” được virus. Một sản phẩm còn khẳng định đáp ứng tiêu chuẩn “dùng để chống lại Covid-19” của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh.
Các sản phẩm kể trên đại diện cho vấn đề mới nhất trên chợ điện tử Amazon. Chợ chiếm hơn một nửa doanh số Amazon, được xem là nơi trú ngụ của các mặt hàng quá hạn, không an toàn, hàng nhái. Chợ Amazon thu hút hàng triệu thương nhân, cung cấp sản phẩm mới và cũ từ mọi nơi trên thế giới mà họ mua từ nhà phân phối chính hãng, chợ trời hay hàng tồn kho.
Trước đó, Amazon cho biết đã đầu tư mạnh mẽ nhằm chống lại việc bán hàng giả và quyết không khoan nhượng đối với người bán vi phạm chính sách.
Người châu Á bị giễu cợt, phê phán và cự tuyệt vì corona
Dịch virus corona ở Trung Quốc dẫn đến sự phân biệt đối xử, lời lẽ thù ghét, thậm chí là bạo lực nhắm vào người gốc Á ở nhiều nước.