Một phương pháp giáo dục đang rất được ưa chuộng, giúp tạo nên "ngôi trường hạnh phúc", trẻ tìm ra điểm mạnh của bản thân

Đây là phương pháp học tập, giúp cho đứa trẻ biết được mục tiêu phấn đấu của mình là gì, điểm yếu, điểm mạnh ra sao.

"Cá nhân hóa" đang là phương pháp giáo dục được nhiều trường tư thục áp dụng, để mỗi học sinh có thể phát triển tốt nhất. Phương pháp này tập trung, xoay quanh học sinh. Giáo viên vừa là người dạy vừa là người định hướng để học sinh tự chủ động, tìm kiếm kiến thức. Ngoài ra, cá nhân hóa việc học giúp giáo viên và học sinh luôn dễ dàng trao đổi và phối hợp với nhau trong suốt quá trình học tập.

Về chủ đề "cá nhân hóa", cô Janny Bui, Hiệu trưởng Chương trình MOET của trường Hà Nội Toronto School cũng có những chia sẻ. Trò chuyện với nhiều học sinh, cô Janny nhận thấy, nhiều em không biết mục tiêu phấn đấu, mục tiêu tương lai của mình là gì.

Nói rõ hơn về "cá nhân hóa", cô Janny cho biết, đó không phải là lập cho mỗi đứa trẻ một kế hoạch và các thầy cô đi theo, dạy riêng cho học sinh đó. Cá nhân hóa là phương pháp học tập, giúp cho đứa trẻ biết được mục tiêu phấn đấu của mình là gì, điểm yếu, điểm mạnh ra sao, từ đó lập được kế hoạch cá nhân cụ thể. Trong quá trình này, thầy cô giáo giúp cho học sinh thực hiện được việc "cá nhân hóa" bằng các biện pháp học tập, các hoạt động ở trường.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Chẳng hạn khi học ở nhà, học sinh phải làm gì, ở trường phải học gì, có hoạt động gì (hoạt động cá nhân, hoạt động tập thể, hoạt động pairwork,...). "Các phương pháp, hoạt động phải khiến một đứa trẻ tự tin, hiểu được thế mạnh của bản thân và biết phải tập trung vào kỹ năng gì. Ngoài ra, trẻ hiểu được cả điểm yếu của mình để khắc phục. Trong quá trình này, giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh cách khắc phục điểm yếu và tạo cho học sinh cơ hội trải nghiệm làm điều đó trong quá trình học. Với phương pháp cá nhân hóa, thầy cô sẽ không chỉ đóng vai trò là người trao truyền tri thức đơn thuần nữa.

Đó mới là cá nhân hóa, không phải cô A thì sẽ dạy cho học sinh B, cô C sẽ dạy cho học sinh D,... Không phải như nhiều phụ huynh nhầm tưởng, một giáo viên sẽ tập trung dạy cho một học sinh, theo kiểu 1-1", cô Janny chia sẻ.

"Cá nhân hóa" đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nên ngôi trường hạnh phúc. Bởi việc tự tin, hiểu bản thân hơn, biết mình mạnh, yếu ở đâu, từ đó dám sáng tạo, dám sống là mình sẽ giúp học sinh hạnh phúc hơn và tạo tiền đề cho thành công trong tương lai.

Thanh Hương

Chính sách mới về giáo dục, giao thông có hiệu lực từ tháng 2/2024

Chính sách mới về giáo dục, giao thông có hiệu lực từ tháng 2/2024

Một số chính sách mới về giáo dục, giao thông có hiệu lực từ tháng 2/2024.