Mứt gừng là một món quà truyền thống của người Việt. Trong những ngày đông lạnh, vài miếng mứt gừng vàng với một ly trà nóng sẽ làm cơ thể ấm hơn. Trong Đông Y, có tính ấm, vị cay, có tác dụng làm ấm tỳ vị, chống nôn, chữa ho. Ăn gừng vào buổi sáng bổ như nhân sâm, có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa.
Ngoài ra, mứt gừng còn giúp chống say tàu xe, phòng bệnh đường hô hấp, làm giảm chứng đau bụng kinh ở nữ giới…
Để làm được món mứt gừng thơm ngon, cần chọn gừng tươi, gừng bánh tẻ không quá non hoặc quá già. Nên chọn củ gừng to, để sau khi chế biến có được những miếng mứt gừng thái lát đẹp mắt, không bị vụn.
Bước 1: Sơ chế
Rửa sạch gừng, rồi dùng dao hoặc thìa cạo sạch lớp vỏ bên ngoài. Thái gừng thành nhiều lát độ mỏng vừa phải. Chú ý không được cắt lát quá mỏng.
Nguồn: VnDoc.com |
Pha 1 thìa muối vào thau nước sạch và cho gừng đã thái lát vào ngâm. Sau khoảng 30 phút đổ gừng ra rổ, rửa lại nhiều lần với nước sạch.
Bước 2: Luộc gừng
Đun một nồi nước to, nước sôi đổ gừng đã thái lát vào nồi để luộc. Trong lúc luộc, vắt một quả chanh vào để giúp giảm bớt mùi nồng và vị cay của gừng, giúp gừng thêm vàng hơn. Chú ý: Chỉ vắt chanh vào nước luộc gừng lần đầu.
Luộc gừng xong để ráo nước. Nguồn: |
Đợi cho gừng sôi được khoảng 5 phút rồi tắt bếp, chắt nước, vớt gừng ra rổ và rửa sạch gừng qua nước lạnh nhiều lần.
Tiếp tục luộc gừng thêm từ 2 - 3 lần nữa.
Bước 3: Ngâm với đường
Dùng đường trắng tinh luyện ướp với gừng theo tỉ lệ 2:1 (tức là, cứ 1kg gừng tươi sẽ được ướp với 0,5kg đường trắng). Tuy nhiên tùy theo khẩu vị mà bạn có thể thêm hoặc bớt lượng đường đi.
Nguồn: meovatcuocsong.vn |
Xóc đều cho gừng và đường ngấm vào nhau và để tầm 30 - 45 phút cho ngấm đều hơn.
Bước 4: Sên mứt
Dùng chảo chống dính để sên, nên để chảo khô nước mới đổ gừng đã tẩm ướp vào chảo. Khi thấy gừng sủi thì vặn lửa cho nhỏ xuống và đảo đều tay.
nguồn: giadinhvietnam.com |
Khi thấy đường trắng kết tinh bám vào gừng thì nhanh tay bắc chảo xuống bếp.
Bước 5: Bảo quản
Để mứt gừng lâu bị hỏng thì khi mứt nguội bạn nên cho mứt gừng vào lọ thủy tinh hoặc túi nilon và đậy kín lại để tránh tiếp xúc với không khí là có thể sử dụng mứt gừng trong một thời gian dài.
Nguồn: sieungon.com |
Chỉ với 5 bước đơn giản như trên là bạn đã có ngay món mứt gừng khô dạng miếng lát thơm ngon và hấp dẫn cho cả gia đình thưởng thức hoặc có thể làm quà tặng biếu bạn bè, người thân.
Những lưu ý khi ăn mứt gừng:
- Mứt gừng có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt nếu ăn quá nhiều. Vì vậy, mỗi ngày chỉ nên ăn 10-15g.
- Người bị đau dạ dày, tá tràng không nên sử dụng, gừng có thể bào mon, gây ra những vết loét.
- Người bị bệnh về gan, xơ gan không nên ăn gừng.
- Gừng khiến các viên sỏi kết tụ trong túi mật, không bài tiết ra bên ngoài được. Vì vậy, người bị sỏi thận không nên sủ dụng.
- Người bị bệnh trĩ, xuất huyết ăn gừng sẽ làm tình trạng bệnh nguy hiểm hơn.
- Phụ nữ co thai giai đoạn cuối hạn chế ăn mứt gừng, vì gừng làm tăng huyết áp, gây nguy hiểm cho thai phụ.
- Trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn mứt gừng gừng.
Món ngon mỗi ngày: Cách làm món bánh tráng nướng Đà Lạt đơn giản mà ngon
Bánh tráng nướng Đà Lạt nổi tiếng là một trong những món ăn được giới trẻ vô cùng yêu thích và gọi với cái tên “Pizza Đà Lạt”.