Mới đây, NSND Xuân Bắc - giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam - được bổ nhiệm làm Cục trưởng Nghệ thuật Biểu diễn. NSND Xuân Bắc, 48 tuổi, sinh tại Phú Thọ, tốt nghiệp Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội, sau đó làm việc tại Nhà hát kịch Việt Nam. Anh tham gia nhiều bộ phim như Chuyện nhà Mộc, Sóng ở đáy sông, Kẻ cắp bất đắc dĩ, Thăng bằng, Đảo xa, là gương mặt quen thuộc với khán giả trong các show Gặp nhau cuối tuần, Gặp nhau cuối năm, tham gia làm MC chương trình Hỏi xoáy đáp xoay, Đuổi hình bắt chữ. Diễn viên gắn liền vai Nam tào trong Gặp nhau cuối năm - Táo quân năm 2004-2021.
Nghệ sĩ còn tham gia các hoạt động cộng đồng, Chủ tịch Câu lạc bộ Nghệ sĩ trẻ Việt Nam, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam khóa VII. Năm 2010, Xuân Bắc được chọn làm Đại sứ thiện chí của UNICEF (Quỹ Nhi đồng Liên hiệp Quốc) về nước sạch và vệ sinh môi trường.
Về đời tư, nam nghệ sĩ kết hôn vào năm 2006. Con trai thứ hai Bi Béo (tên thật là Võ Nguyên, SN 2009) được khán giả yêu thích sau khi tham gia các chương trình truyền hình thực tế cùng bố. Anh và các con thường xuyên có những video chia sẻ về cuộc sống thường nhật trên kênh YouTube cá nhân, thu hút sự quan tâm lớn của khán giả.
Không chỉ tài năng mà còn dạy con cực khéo
NSND Xuân Bắc |
Thực tế, Xuân Bắc từng chia sẻ bản thân là một ông bố nghiêm khắc, có thể đánh đòn nếu con hư. Tuy nhiên anh vẫn là ông bố hết sức tinh tế.
Xuân Bắc luôn dành thời gian thủ thỉ, gần gũi, làm bạn với con. Anh tạo mọi điều kiện cho con tự lập. Sẵn tính hài hước, dí dỏm, khi con còn nhỏ, Xuân Bắc luôn thu hút sự chú ý và ánh mắt lấp lánh của các con nhờ những câu chuyện ngộ nghĩnh và hết sức đáng yêu. Sau mỗi câu chuyện, ông bố lại hỏi lại về cách ứng xử hay nhắc lại cho các con bài học rút ra từ đó. Trong quá trình đồng hành cùng con, "Nam Tào" lắng nghe, thấu hiểu và sẵn sàng điều chỉnh mình để dạy con được tốt nhất.
Hơn hết, Xuân Bắc là một ông bố vô cùng gương mẫu. Quan điểm giáo dục của anh là Làm gương.
Danh hài từng chia sẻ: "Làm gương không phải là chuyện… cố mà được. Bản thân mình phải là cái gương sáng sẵn rồi, con cái mới có thể soi vào. Chứ cha mẹ là vách, là tường, là cánh cửa…, thì cố mấy cũng khó có thể làm một tấm gương. Có nghĩa cha mẹ nếu muốn con học theo những điều tốt thì chính mình phải tu dưỡng những điều tốt đẹp cái đã, để lúc vô thức bộc lộ ra thì vẫn trong như gương, sáng như gương".
Một ông bố hiếu thảo sẽ có nhiều cơ hội nuôi lớn một đứa con hiếu thảo. Một ông bố kém văn minh sẽ dễ tạo ra một công dân nhí kém văn minh. Hiển nhiên không phải tỉ lệ 100%, vì con trẻ không chỉ học ở cha mẹ mà còn học ở trường lớp, ở môi trường xung quanh và bản tính mỗi trẻ mỗi khác. Nhưng ít nhất trong 6 năm đầu đời, cha mẹ là đối tượng mà con tiếp xúc và chịu ảnh hưởng nhiều nhất, cũng như đây là giai đoạn não bộ của con đang học hỏi, ghi nhận mọi thứ nhanh nhất, nên hành vi và cảm xúc của cha mẹ vẫn góp phần quan trọng nhất vào việc hình thành nhân cách của con.
Bản thân tôi cũng chưa bao giờ nghĩ mình phải “gồng mình” sáng để con soi. Tôi chỉ luôn tâm niệm mình cần làm điều đúng đắn, theo nhận thức của mình, và luôn có ý thức mình như thế nào thì con sẽ có khuynh hướng trở nên như vậy để làm động lực tự tu chỉnh mỗi ngày".
Anh cho biết thêm: Đã là con người, cha mẹ cũng có những sai lầm con người. Có thể lúc bình thường, mình không hành xử như vậy nhưng sẽ có những thời điểm mình hành xử không giống… mình bình thường. Bản thân anh cũng mắc phải không ít sai lầm. Sau đó, anh sẽ nói với con – bằng thái độ chân thành, thẳng thắn, không lấp liếm – rằng bố ân hận về hành động đó, bố đã không kiểm soát được, và bố không muốn con mắc phải lỗi lầm như bố. Anh muốn con hiểu rằng tôi ý thức được hành động đó là sai, và con không nên làm điều tương tự.
Nữ ca sĩ Quảng Ninh lấy chồng doanh nhân, giờ ở nhà 100 tỷ, có 10 giúp việc và bảo vệ: Soi cách dạy con mới nể
Với chị, thành tựu của người phụ nữ là nhìn các con lớn lên, trưởng thành từng ngày.