Thông tin từ Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cho biết ngày 5/1/2022, ngân hàng nhận được công văn 04 của Cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng (Cục I), về việc báo cáo tình hình cấp tín dụng đối với một số khách hàng.giám sát ngân hàng, về việc báo cáo tình hình cấp tín dụng đối với một số khách hàng.
Vietcombank đã khẩn trương rà soát và kết quả rà soát đến thời điểm ngày 7/1/2022, Vietcombank chưa phát sinh bất kỳ khoản cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu…) đối với các doanh nghiệp và cá nhân để tham gia đấu giá các lô đất ở khu đô thị Thủ Thiêm, TP.HCM.
Nội dung báo cáo cũng đã được Vietcombank gửi tới cơ quan Cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng.
Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN yêu cầu các tổ chức tín dụng rà soát việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp và cá nhân để tham gia đấu giá các lô đất ở khu đô thị Thủ Thiêm, TP.HCM. |
Trước đó, ngày 4/1, Cơ quan thanh tra, giám sát NHNN đã gửi công văn đến nhiều tổ chức tín dụng, để rà soát việc cấp tín dụng đối với các doanh nghiệp và cá nhân để tham gia đấu giá các lô đất ở khu đô thị Thủ Thiêm, TP.HCM.
Theo đó, Cục I đề nghị các ngân hàng cung cấp các thông tin, tài liệu báo cáo thực trạng tình hình cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, đầu tư trái phiếu…) đối với các doanh nghiệp và cá nhân để tham gia đấu giá các lô đất ở khu đô thị Thủ Thiêm, TP.HCM.
Báo cáo gồm các nội dung: thông tin khách hàng; thông tin hợp đồng tín dụng; mục đích cấp tín dụng; dư nợ đến thời điểm báo cáo.
Trong trường hợp xác định khoản cấp tín dụng cho các khách hàng nêu trên liên quan tới mục đích tham gia đấu giá, đấu thầu các lô đất ở khu đô thị Thủ Thiêm, Cục I đề nghị các ngân hàng cung cấp toàn bộ hồ sơ cấp tín dụng liên quan.
Bên lề phiên thảo luận Quốc hội ngày 4/1, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho hay, doanh nghiệp đấu giá đất tại Thủ Thiêm với giá 2,4 tỷ đồng/m2 (Ngôi Sao Việt trúng đấu giá lô đất 3-12) là bất thường, điển hình của việc làm nhiễu loạn thị trường.
Theo bộ trưởng, con số 2,4 tỷ đồng/m2 ghi nhận tại Thủ Thiêm, nơi hạ tầng chưa đồng bộ, cao hơn nhiều so với khu vực quận 1, nơi vốn có hạ tầng đồng bộ hơn. Hiện tại, giá đất ở khu vực phố đi bộ Nguyễn Huệ chỉ vào khoảng 1 - 1,5 tỷ đồng/m2.
Hiệp hội Bất động sản TP HCM cũng bày tỏ lo ngại về các bất cập của phương pháp định giá đất từ vụ đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, bên cạnh những tác động tích cực, kết quả các cuộc đấu giá 4 lô đất Thủ Thiêm với giá đất trúng đấu giá có thể đã bị đẩy lên mức quá cao so với giá trị thực tại thời điểm hiện tại, có thể không có lợi cho sự phát triển ổn định, bền vững của thị trường bất động sản.
Trước đó 1 ngày, Cục thuế TP.HCM đã gửi thông báo yêu cầu 4 doanh nghiệp trúng đấu giá đất tại Thủ Thiêm phải nộp 37.464 tỷ đồng và 1,5 tỷ đồng lệ phí trước bạ.
Theo đó, trong vòng 30 ngày (kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền này), 4 doanh nghiệp phải đóng lệ phí trước bạ và 50% số tiền sử dụng đất.
Chậm nhất trong 90 ngày từ khi có thông báo trên, các đơn vị trúng đấu giá phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại.
Trường hợp người nộp thuế chậm nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách nhà nước sau thời hạn theo thông báo, thì ngoài tiền sử dụng đất phải nộp, người nộp thuế phải tự xác định số tiền chậm nộp (bằng với số ngày chậm nộp x lãi 0,03%/ngày) và nộp đầy đủ tiền sử dụng đất và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước.
quá thời hạn 180 ngày kể từ ngày ký thông báo thuế mà người trúng đấu giá không nộp đủ tiền mua tài sản đấu giá, sẽ bị xem là vi phạm hợp đồng mua bán. Khi đó, các cơ quan liên quan sẽ trình UBND TP.HCM hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá.
Người trúng đấu giá không nộp hoặc không nộp đủ tiền trúng đấu giá theo thời gian trên sẽ không được nhận lại tiền đặt trước. Tiền đặt trước này sẽ nộp vào ngân sách nhà nước.
Lý do gì khiến biến chủng Omicron lây lan mạnh?
WHO tuần trước ghi nhận kỷ lục gần 9,5 triệu ca nhiễm nCoV mới, tăng 71% so với tuần trước đó.