Nhiều nhãn hàng nổi tiếng từ chối trả tiền thuê mặt bằng vì dịch

Các chuyên gia dự báo khủng hoảng kinh tế có thể tiếp tục kéo dài, những nhà bán lẻ sẽ tạm dừng việc trả tiền thuê trong vài tháng tới.

Do lệnh cấm trong mùa dịch bệnh, hầu hết các cửa hàng ở Mỹ và châu Âu đã phải đóng cửa, điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh. Họ không chỉ đối mặt với khó khăn về việc bán hàng mà còn phải duy trì trả tiền thuê mặt bằng.

Để đối phó với tình hình này, ở Châu Âu, một số nhà bán lẻ đã tìm cách chuyển gánh nặng tài chính sang cho chủ bất động sản bằng cách từ chối trả tiền. Trong đó phải kể đến các ông lớn H&M, Primark và Adidas.

Ở Mỹ, chuỗi bán lẻ Staples, Mattress Firm, hệ thống nhà hàng The Cheesecake Factory cũng phải áp dụng cách tương tự. 

Nhiều nhãn hàng nổi tiếng từ chối trả tiền thuê mặt bằng vì dịch

Theo các chuyên gia, tình trạng này sẽ kéo dài trong vài tháng tới. 

Công ty dịch vụ bất động sản thương mại JLL Retail, đơn vị quản lý 625 bất động sản lớn của Mỹ cho biết đến ngày 9/4, họ mới nhận được 20-25% tiền thuê dự kiến trong tháng. Trong khi bình thường, họ đã có thể thu về 50-60% tiền thuê. Có đến hơn 50% các nhà bán lẻ đã liên hệ cần sự giúp đỡ vào tháng 4 và tháng 5.

Công ty này cho biết sẽ sớm thảo luận với một trong số những người thuê, việc trì hoãn trả tiền thuê trong thời gian này là bình thường. Khi các nhà bán lẻ quay trở lại với việc kinh doanh, họ sẽ có tiền để trả. Quan trọng nhất bây giờ là  duy trì các gian hàng và đưa chúng trở lại hoạt động ngay khi có thể.

Neil Saunders, Giám đốc điều hành của GlobalData Retail, nói với Business Insider: "Mối lo sợ các gian hàng không có người thuê khiến nhà bán lẻ phần nào chiếm ưu thế. Thực tế việc chấm dứt cho thuê đối với người thuê là một quá trình khá phức tạp. Những người thuê sử dụng quyền lực này để từ chối thanh toán hoặc cắt giảm hóa đơn thuê nhà".

Chuyên gia bán lẻ kiêm Giám đốc Columbia Business School, Mark Cohen cho rằng, việc các gian hàng trở nên trống rỗng và không thu được tiền thuê mặt bằng là khó khăn lớn với các chủ bất động sản. Bởi họ không có dòng tiền và làm giảm giá trị tài sản nói chung

"Đây cũng là lý do tại sao kể cả trước đại dịch, rất nhiều trung tâm thương mại ở Mỹ thất bại bởi vì các gian hàng không có người thuê”,  Mark Cohen nói. 

Theo các chuyên gia, các chủ bất động sản cũng có những khoản thế chấp và khoản vay riêng, nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây tác động xấu đến nền kinh tế. Những người thuê, người cho thuê và đơn vị cho vay cần hợp tác để đưa ra giải pháp tốt nhất vượt qua khủng hoảng.

Thanh Mai

1 tuần sau yêu cầu cách ly xã hội: Người dân Hà Nội lại ra đường đông đúc

1 tuần sau yêu cầu cách ly xã hội: Người dân Hà Nội lại ra đường đông đúc

Dù đang trong thời điểm giãn cách xã hội thế nhưng người dân Hà Nội vẫn thản nhiên ra đường và đi tập thể dục tại các công viên.