Sách hoá nông thôn Việt Nam (SHNTVN) là chương trình xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn Việt Nam được Nguyễn Quang Thạch ứng dụng thực tiễn từ năm 2007, tạo ra hơn 30.000 tủ sách, mang lại cơ hội tiếp cận sách cho hơn 1.000.000 bạn đọc nông thôn.
Sau 13 năm, nhóm SHNT tiếp tục phát động dự án trồng cây, vận động học sinh đọc sách và trồng cây, phổ biến tri thức bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu đến các trường học nông thôn. Với quan điểm, thế giới có một Greta Thunberg vận động bảo vệ môi trường và thế giới rất cần nhiều tỷ Greta Thunberg hành động trồng cây và tham gia bảo vệ môi trường tại các trường học và thôn xóm để ngôi nhà chung Trái đất xanh hơn và sạch hơn.
Nhóm SHNT phát động dự án trồng cây, phổ biến tri thức bảo vệ môi trường |
Mới đây nhất, Chương trình SHNTVN do chị Vũ Thị Thu Hà đại diện đã cùng phòng Giáo dục huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định trồng 6.450 cây lâu năm tại 61 trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên toàn huyện Nam Trực. SHNT kỳ vọng rằng từ hoạt động trồng 6.450 cây lâu năm tại huyện Nam Trực, Nam Định, các huyện khác trên toàn quốc sẽ tiến hành trồng số cây tương tự, thì hơn 4 triệu cây xanh được trồng bởi cha mẹ học sinh, học sinh, thầy cô giáo trong tháng quý I/2020.
Trong đó, đóng góp của địa phương huyện Nam Trực là 3.050 cây và sự tham gia trồng cây của cha mẹ học sinh, học sinh và thầy cô giáo ở các cấp học. Đóng góp của nhóm chị Hà là 3.400 cây. 3.400 cây lâu năm góp trồng tại huyện Nam Trực là một phần của chiến dịch trồng 10.000 cây lâu năm tại tỉnh Nam Định và Thái Bình của nhóm chị Hà trong năm 2020.
Chị Vũ Thị Thu Hà là một trong những thành viên đứng đầu phát động dự án trồng cây |
Lễ phát động trồng cây được bắt đầu tại trường tiểu học Nam Đào vào lúc 9:30 sáng ngày 30/01/2020 (Mồng 6 Tết).
Sách hoá nông thôn (SHNT) là phong trào xây dựng văn hóa đọc ở nông thôn Việt Nam được Nguyễn Quang Thạch ứng dụng thực tiễn từ năm 2007 sau 13 nghiên cứu thiết kế lộ trình cho một cuộc cách mạng thư viện dân sự.
Tính đến nay, các tác động xã hội mà SHNT mang lại là hàng trăm ngàn cha mẹ học sinh, cựu học sinh, các thành viên xã hội, học sinh, thầy cô giáo, các nhà trường, cấp huyện, cấp tỉnh đã tạo ra hơn 30.000 tủ sách, mang lại cơ hội tiếp cận sách cho hơn 1.000.000 bạn đọc nông thôn.
Từ chuyến đi bộ Hà Nội -Sài Gòn của Nguyễn Quang Thạch, các tủ sách được nhân rộng rất nhanh bởi các nhóm làm tủ sách được thiết lập sau năm 2015 và chính quyền cấp tỉnh. Các Tủ sách Dòng họ, Tủ sách Phụ huynh, Tủ sách Lớp em, Tủ sách Lớp học với một số tên gọi khác, Tủ sách Hậu phương chiến sĩ và Tủ sách Giáo xứ đã lan rộng đến hầu hết tỉnh thành trên cả nước.
(Theo Wikipedia)
Nguyễn Quang Thạch: Chuyến đi này là thước đo để thấy được sự trưởng thành
“Tôi muốn bước chân của tôi in dấu ở Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Châu Phi để giúp trẻ em nông thôn có sách đọc”.