Những lợi ích từ việc vun đắp tình yêu đọc sách cho trẻ

Dưới đây là 10 lợi ích của việc luyện tập thói quen đọc sách cho trẻ, giúp cho bố mẹ có thêm động lực và quyết tâm để ươm mầm tình yêu sách cho con ngay từ những năm tháng đầu đời.

Trong xã hội bận rộn ngày nay, do áp lực công việc, bố mẹ và con cái có rất ít thời gian bên nhau, thay vào đó, con tìm đến với TV, điện thoại, iPad. Và khi con tập trung vào những thiết bị công nghệ thì những loại hình giải trí bổ ích khác con lại vô tình quên mất, một trong số đó là thói quen đọc sách mỗi ngày.

Không ít bố mẹ nghĩ rằng, để đến khi con biết đọc thì mới bắt đầu cho con đọc sách và khi đó mới cần xây dựng thói quen đọc sách cho con. Nếu như vậy, thực sự bố mẹ đã bỏ lỡ một khoảng thời gian vàng để con tiếp xúc với sách. Đọc sách là một thói quen tốt, chính vì vậy nó nên được hình thành càng sớm càng sớm càng tốt. Ngay từ khi con ở trong bụng mẹ, nếu như mẹ bầu đọc sách mỗi ngày, thì thai nhi đã có thể cảm nhận được tình yêu đọc sách thông qua mẹ, khi con sinh ra đã có sự kết nối với sách trước đó nên việc vun đắp tình yêu đọc sách cũng dễ dàng hơn.

Đọc sách là một thói quen tốt, chính vì vậy nó nên được hình thành càng sớm càng sớm càng tốt.
Đọc sách là một thói quen tốt, chính vì vậy nó nên được hình thành càng sớm càng sớm càng tốt.

Trong những năm tháng đầu đời, nếu mẹ thường xuyên đọc sách cho con, thủ thỉ, kể chuyện, đọc thơ… cho con nghe thì đó sẽ là nền tảng để con có được thói quen đọc sách khi lớn hơn. Trong bài viết này tác giả xin phân tích những lợi ích của việc đọc sách cho trẻ, hi vọng rằng những phân tích sau đây sẽ giúp cho bố mẹ có thêm động lực và quyết tâm để ươm mầm tình yêu sách cho con ngay từ những năm tháng đầu đời.

Thứ nhất: Đọc sách giúp rèn luyện trí não, thúc đẩy trí tưởng tượng, sự sáng tạo và hình thành tư duy logic.

So với việc xem TV, đọc sách đòi hỏi não phải sử dụng nhiều năng lượng hơn. Khi đọc sách, trẻ sử dụng phần não liên quan đến tích hợp đa giác quan để phiên dịch từ ngôn từ ra những hình ảnh, âm thanh, mùi vị… đã được trải nghiệm trong đời sống. Cụ thể, khi đọc một câu chuyện, trẻ sẽ sử dụng sự sáng tạo và phát huy trí tưởng tượng để vẽ ra những bức tranh theo cảm nhận của mình trong tâm trí. Cùng một nội dung câu chuyện, nhưng mỗi trẻ sẽ nhìn thấy một hình ảnh hoàn toàn khác nhau trong tâm trí của mình và có thể sẽ thay đổi mỗi lần trẻ đọc lại cuốn sách đó.

Đối với trẻ còn ít tuổi, cha mẹ nên cho con đọc những cuốn sách với hình ảnh minh họa sinh động để giúp con hiểu hơn về nội dung câu chuyện. Khi lớn hơn, tiếp xúc với những cuốn sách dày, nhiều chữ và không có hình ảnh minh họa trẻ vẫn hứng thú vì não đã được rèn luyện. Trong quá trình đọc, gặp những từ ngữ khó hiểu hay những bối cảnh chưa gặp ở ngoài đời, con vẫn có khả năng liên tưởng để hiểu được.

Ngoài ra, đọc sách giúp trẻ nắm bắt các khái niệm trừu tượng, những tình huống phức tạp cần tư duy lôgic, học cách đánh giá sự việc thông qua tư duy về nhân- quả, từ đó kích thích trẻ cần phải phán đoán, liên tưởng đến những sự việc xảy ra trong đời sống hàng ngày và có cách ứng xử đúng đắn.

Khi đọc sách, trẻ sử dụng phần não liên quan đến tích hợp đa giác quan để phiên dịch từ ngôn từ ra những hình ảnh, âm thanh, mùi vị… đã được trải nghiệm trong đời sống.
Khi đọc sách, trẻ sử dụng phần não liên quan đến tích hợp đa giác quan để phiên dịch từ ngôn từ ra những hình ảnh, âm thanh, mùi vị… đã được trải nghiệm trong đời sống.

Thứ hai: Đọc sách giúp trẻ rèn luyện khả năng tập trung

Khả năng tập trung không phải bẩm sinh tự nhiên, mà cần có sự rèn luyện. Một trong những cách rèn khả năng tập trung cho trẻ tốt nhất đó là tập cho trẻ đọc sách. Khi đọc sách, đòi hỏi trẻ phải chăm chú, chuyên tâm để hiểu được nội dung và tình tiết trong câu chuyện. Theo nghiên cứu cho thấy những trẻ thường xuyên đọc sách khả năng tập trung được cải thiện đáng kể.

Đối với những bé dưới 3 tuổi, ban đầu khi mới đọc sách có thể con sẽ mất tập trung, đứng lên ngồi xuống trong suốt khoảng thời gian đọc sách, nhưng dần dần trẻ sẽ hình thành thói quen ngồi yên khi nghe đọc. Việc đọc sách giúp trẻ rèn luyện được tính kỷ luật, độ tập trung và khả năng ghi nhớ rất cần thiết khi con đi học sau này.

Thứ ba: Đọc sách giúp trẻ có vốn từ ngữ phong phú, khả năng viết văn tốt. 

Trẻ càng đọc nhiều sách thì vốn từ vựng càng phong phú. Trong giao tiếp hàng ngày thì từ vựng và chủ đề bị hạn chế và thường lặp đi lặp lại. Qua sách, trẻ sẽ được tiếp xúc thường xuyên với nhiều từ tượng hình, tượng thanh, cách kết hợp từ thành câu, các cấu trúc câu khác nhau, giúp cải thiện vốn từ vựng, khả năng diễn đạt bằng lời nói và văn viết, tạo nền tảng đề con học tốt môn văn sau này.

Việc đọc sách giúp trẻ rèn luyện được tính kỷ luật, độ tập trung và khả năng ghi nhớ rất cần thiết khi con đi học sau này.
Việc đọc sách giúp trẻ rèn luyện được tính kỷ luật, độ tập trung và khả năng ghi nhớ rất cần thiết khi con đi học sau này.

Thứ tư: Đọc sách giúp trẻ tự tin hơn, khả năng giao tiếp tốt hơn.

Ngay khi còn nhỏ, trẻ được đắm mình trong những trang sách đầy nhân văn, sẽ giúp trẻ tích lũy cho mình vốn sống, những trải nghiệm, từ đó trẻ bộc lộ bản thân dễ dàng hơn, quản trị cảm xúc tốt hơn, đối xử với mọi người thân thiện, hòa đồng, yêu thương và giúp đỡ. Từ những tình huống và cách giao tiếp của các nhân vật trong sách, trẻ sẽ học được các kỹ năng giao tiếp một cách rất tự nhiên mà hiệu quả.

Thứ năm: Đọc sách giúp trẻ trở nên bản lĩnh hơn.

Trong cuộc đời trẻ sẽ phải trải qua rất nhiều những cột mốc quan trọng: càng lớn trẻ càng cần tự lập trong sinh hoạt hàng ngày: tự đánh răng, tự đi vệ sinh, tự thay quần áo, rồi lần đầu đi học, mẹ sinh em bé…. Khi trẻ sắp đến một giai đoạn phát triển quan trọng trong đời, hoặc sắp có những trải nghiệm khá căng thẳng, việc đọc sách với những câu chuyện có tình huống tương tự cũng sẽ là một giải pháp giúp con thấy hào hứng, háo hức trước những trải nghiệm mới, hoặc chuẩn bị tâm lý để đón nhận nó thật thoải mái, bớt đi phần nào áp lực. Ví dụ như câu chuyện về bạn nhỏ đã đến lúc bỏ bỉm, hay ngày đầu tiên đi mẫu giáo, hay câu chuyện về em bé đến từ đâu, khi có em mình sẽ vui như thế nào…

Từ những tình huống và cách giao tiếp của các nhân vật trong sách, trẻ sẽ học được các kỹ năng giao tiếp một cách rất tự nhiên mà hiệu quả.
Từ những tình huống và cách giao tiếp của các nhân vật trong sách, trẻ sẽ học được các kỹ năng giao tiếp một cách rất tự nhiên mà hiệu quả.

Thứ sáu: Đọc sách giúp trẻ trở thành người biết yêu thương.

Khi đọc sách với những câu chuyện khác nhau, những kiểu nhân vật và tình huống khác nhau, các xử lý tình huống của nhân vật giúp trẻ có thêm trải nghiệm có thể chưa hề gặp ở ngoài đời thực, từ đó giúp trẻ có hiểu biết đa dạng. Những tiết tiết xảy ra trong chuyện, được tưởng tượng, hóa thân, giúp trẻ thêm sự đồng cảm với những người xung quanh, biết yêu thương, chia sẻ, con sẽ hình thành nhân cách toàn diện hơn. 

Thứ bảy: Đọc sách giúp tạo sự gần gũi, gắn kết trong gia đình

Ngay từ khi con còn nhỏ, việc cha mẹ ngồi bên cạnh hay ôm con vào lòng, vừa âu yếm xoa xoa mái tóc hay thơm nhẹ lên má rồi đọc cho con nghe những câu chuyện cổ tích, những bài thơ ý nghĩa sẽ là những phút giây con cảm nhận được đầy đủ nhất sự yêu thương, quan tâm và tình cảm ấm áp cha mẹ giành cho mình. 

Khi đọc sách cùng con là cơ hội để cha mẹ hiểu thêm về con mình. Thông qua những câu hỏi về nội dung cuốn sách, sự kết nối câu chuyện với cuộc sống thường ngày, bố mẹ sẽ biết được  góc nhìn, những suy nghĩ, tính cách của con và thêm hiểu con hơn cũng như biết được sự trưởng thành trong suy nghĩ của con từng ngày.

Khi trẻ lớn hơn, lúc này con hiếu động hơn, mải mê chạy chơi với bạn bè mà có thể ít giành thời gian ngồi bên bố mẹ. Việc gia đình có thời gian đọc sách bên nhau cũng là cơ hội để các thành viên xích lại gần nhau, lắng nghe, thấu hiểu, tăng thêm sự kết nối, gần gũi giữa con cái và bố mẹ.

Việc đọc sách cùng con khi con lớn cũng khác với lứa tuổi mầm non. Lúc này cha mẹ có thể vẫn duy trì đọc to cho con nghe hoặc ngồi bên cạnh đọc sách cùng con, sau đó bàn luận về nội dung cuốn sách, đưa ra ý kiến bản thân của mỗi người về những tình huống xảy ra trong cuốn sách. Điều này vừa giúp cha mẹ con cái hiểu nhau hơn, vừa giúp con tăng khả năng diễn đạt, giao tiếp, thuyết trình.

Khi đọc sách cùng con là cơ hội để cha mẹ hiểu thêm về con mình
Khi đọc sách cùng con là cơ hội để cha mẹ hiểu thêm về con mình

Thứ tám: Đọc sách thường xuyên giúp trẻ hình thành thói quen đào sâu kiến thức, tìm tòi những kiến thức mới.

Thông qua sách, con sẽ được khám phá rất nhiều chủ đề, về văn hóa, lịch sử, địa lý, khoa học… từ đó dần khơi gợi lên những chủ đề con quan tâm và nghiên cứu sâu hơn. Khi đọc sách, trẻ sẽ tiếp thu những kiến thức mới rất tự nhiên, thích thú chứ không gượng ép, nhàm chán, tạo hứng thú học tập cho trẻ sau này

Thứ chín: Đọc sách luôn là hình thức giải trí tốt nhất cho bất cứ lứa tuổi nào

Mặc dù hiện nay, các chương trình truyền hình và ứng dụng cho trẻ em trên điện thoại, ipad có phong phú, hấp dẫn đến đâu, thì việc đọc sách luôn là là lựa chọn số một cho trẻ. Khi trẻ đã được ươm mầm tình yêu đọc sách từ khi cỏn nhỏ, trẻ luôn cảm thấy vui khi đọc sách, thời gian đọc sách là lúc đang thư giãn chứ không phải nhiệm vụ bắt buộc. Khi lớn lên, con cũng sẽ chọn sách đầu tiên trong những thời gian rảnh rỗi hoặc lúc căng thẳng cần thư giãn.

Ngay từ nhỏ, cha mẹ hãy khuyến khích con xem việc đọc sách là việc giải trí mặc định. Các nghiên cứu cho thấy rằng trong các gia đình chú trọng vào việc đọc sách cho con thì trẻ sẽ rất tự giác với việc đọc và phát triển niềm đam mê với sách lâu dài.

Khi trẻ đã được ươm mầm tình yêu đọc sách từ khi cỏn nhỏ, trẻ luôn cảm thấy vui khi đọc sách
Khi trẻ đã được ươm mầm tình yêu đọc sách từ khi cỏn nhỏ, trẻ luôn cảm thấy vui khi đọc sách

Thứ mười: Đọc sách giúp trẻ hình thành nhân cách và nền tảng thành công trong tương lai.

Một trong những ích lợi chính của việc đọc sách cho trẻ là hình thành thái độ tích cực đối với việc học, đặc biệt là có khả năng tự học. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc trẻ được làm quen với việc đọc sách trước 4 tuổi có thành tích học tập tốt hơn ở tiểu học.

Đọc sách mang lại lợi ích không chỉ giới hạn ở trong vấn đề học tập mà trong cả sự phát triển trong cuộc đời của một người. Việc lựa chọn những cuốn sách bổ ích phù hợp độ tuổi, như đọc sách vĩ nhân, những câu chuyện vượt khó, hiếu học, những câu chuyện về lòng hiếu thảo… giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, trẻ lớn lên có ước mơ, hoài bão và khát khao sống cống hiến, có ích cho xã hội. 

  Th.S Lê Thị Thu Trang

Thủ tướng Shinzo Abe từ chức khi chính sách phục hồi kinh tế Nhật Bản thất bại?

Thủ tướng Shinzo Abe từ chức khi chính sách phục hồi kinh tế Nhật Bản thất bại?

Cựu Thủ tướng Shinzo Abe từ nhiệm khi đại dịch COVID-19 đã cuốn đi phần nhiều thành tựu trong chính sách phục hồi kinh tế Nhật Bản “Abenomics” của ông.