Nồng độ bụi mịn của Hà Nội đứng Top 6 các thành phố ở Đông Nam Á

Theo báo cáo của IQAir, trong số các thủ đô, năm 2019, Hà Nội chỉ xếp sau Jarkarta và vượt qua Bắc Kinh về nồng độ PM2.5.

Theo báo cáo của IQAir, công ty công nghệ và thông tin chất lượng không khí toàn cầu, nồng độ PM2.5 trung bình năm của Hà Nội là 46,9 microgram/m3, là thủ đô đứng thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Jakarta (Indonesia) với chỉ PM2.5 trung bình năm là 49,7 microgram/m3.

Xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất (trái) và sạch nhất (phải) trong khu vực Đông Nam Á năm 2019. Đồ họa: Báo cáo chất lượng không khí IQAir 2019.
Xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất (trái) và sạch nhất (phải) trong khu vực Đông Nam Á năm 2019. Đồ họa: Báo cáo chất lượng không khí IQAir 2019.

Với con số này, Hà Nội đã vượt qua Bắc Kinh, Trung Quốc về nồng độ PM2.5 năm 2019, đứng thứ 7 trong số các thủ đô trên toàn thế giới và đứng thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á (so với cả các thành phố không phải thủ đô). Việt Nam cũng đứng thứ 15/98 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng.

Cụ thể ở Việt Nam Đà Nẵng và Huế có chỉ số PM2.5 chỉ bằng một nửa so với Hà Nội. Nồng độ này tăng mạnh so với mức 40 microgram/m3 của năm 2018 - mức tăng khoảng 17%. Trước đó, mức ô nhiễm ở Hà Nội đã có hai năm liên tiếp giảm 11% mỗi năm. Trong khi TPHCM giảm 7,4% so với năm 2018.

Đa phần chỉ số cao vào mùa đông, theo thứ tự là 12, 11 và 1. Mức PM2.5 các tháng này cao hơn so với trung bình năm tới 30-50% - điều cũng được ghi nhận trong các báo cáo chất lượng không khí trước đây.

Theo báo cáo của IQAir, nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm là do tăng trưởng nhanh chóng, chuẩn phát thải yếu đối với các nhà máy điện, phương tiện giao thông, công nghiệp, và tỷ lệ dùng than ngày càng cao trong sản xuất điện. Trong đó, lượng than tiêu thụ của Việt Nam năm gấp đôi và lượng dầu tiêu thụ tăng gấp 3 trong vòng 5 năm gần đây.

Nồng độ bụi mịn của Hà Nội đứng Top 6 các thành phố ở Đông Nam Á

Báo cáo của IQAir đánh giá cao việc có nhiều cảm biến đo nồng độ bụi PM2.5 được các cá nhân, tổ chức lắp đặt trong năm 2019 và công bố thông tin trên mạng.

Số giờ mà nồng độ PM2.5 ở Hà Nội đạt chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (10 microgram/m3) chỉ chiếm dưới 1% trong năm.

Trước đó, Bộ Tài nguyên - Môi trường Việt Nam đã cam kết sửa đổi Luật Bảo vệ Môi trường thông qua năm 2014 sau đợt ô nhiễm đột biến từ tháng 10 ở Hà Nội.  

Theo Nghiên cứu mới nhất của Đại học Kinh tế Quốc dân, chỉ số ô nhiễm khiến 50.000 người tử vong mỗi năm ở Việt Nam, dẫn đến thiệt hại 10,8-13,2 tỷ USD, chiếm khoảng trên dưới 5% GDP cả nước. 

Thanh Mai

Bắc Kinh ô nhiễm nặng giữa lúc dịch virus corona diễn biến phức tạp

Bắc Kinh ô nhiễm nặng giữa lúc dịch virus corona diễn biến phức tạp

Chất lượng không khí Bắc Kinh xuống thấp, dù khí thải từ nhiều nhà máy đã giảm, trong bối cảnh dịch virus corona đang ngày càng diễn biến phức tạp.