Rừng Amazon là một khu rừng có diện tích rất rộng nằm ở Nam Mỹ. Với diện tích rộng khoảng 7 triệu km² nên nó trải dài trên 9 nước khác nhau.
Rừng nhiệt đới ẩm Amazon có sự đa dạng sinh học vô cùng phong phú với khoảng 2,5 triệu loài côn trùng, 2 nghìn loài chim và thú khác nhau và hàng chục nghìn loài thực vật. Đây là một khu rừng bảo tồn thiên nhiên trên thế giới và là nơi dự trữ sinh quyển cho loài người. Do đó, việc bảo tồn các loài động vật quý hiếm và các loại tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh vật tại khu vực này nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của thế giới loài người.
Đáng buồn thay, diện tích rừng Amazon đang bị thu hẹp với tốc độ khủng khiếp bởi chính bàn tay con người do nạn phá rừng, lấn chiếm, cháy rừng... Chỉ riêng năm nay diện tích rừng Amazon bị phá đã gấp 12 lần diện tích Singapore.
Dưới đây là những bức ảnh cho thấy vẻ đẹp hùng vĩ của Amazon và quang cảnh điêu tàn khi con người xâm chiếm.
Diện tích của Amazon lên tới 5,5 triệu km2, bằng nửa tổng lãnh thổ của Liên bang Mỹ (gồm cả Alaska và Hawaii) và gần bằng diện tích của Australia (7,7 triệu km2). |
Rừng mưa nhiệt đới Amazon là khu rừng lớn nhất thế giới, bao phủ gần hết lưu vực sông Amazon với diện tích 5,5 triệu km2, chủ yếu nằm trong lãnh thổ Brazil (60%). Phần còn lại của rừng Amazon thuộc Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam và Guyana thuộc Pháp. |
Amazon là nơi sinh sống của khoảng 160.000 loài cây. Khí hậu nóng, ẩm trong rừng khiến cây cối phát triển kỳ lạ. Du khách đến đây có thể gặp những cây cao tới 40 m, điều này giúp hấp thụ tối đa ánh nắng mặt trời. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cây cối trong rừng Amazon còn có khả năng tự tạo mưa cho mình trước khi mùa mưa đến. |
Một hồ nước tự nhiên hình trái tim được cấp nước bởi sông Amazon, khu vực gần Manaus (Brazil). |
Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa của Trái Đất. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Các nhà khoa học đã tìm thấy 10% số loài động vật được phát hiện trên thế giới tại nơi này. |
Vẹt xanh và đỏ trong khu bảo tồn sinh quyển Manu ở Manu, Peru. |
Cây Sandbox trong rừng Amazon. Loài cây này sở hữu chất độc và thường được những người thợ săn ở Caribbe sử dụng để tẩm lên đầu mũi tên. Quả của cây sẽ nổ tung khi chín để phát tán hạt trong bán kính 45m nên loại cây này còn có tên gọi khác là cây thuốc nổ. |
Rafflesia là loài hoa lớn nhất thế giới và nó trông khá đáng sợ. Nhìn bề ngoài, loài hoa này không có rễ, thân hoặc lá. Tuy nhiên, kích thước của nó không phải là điều duy nhất làm cho nó trở nên độc đáo. Loại hoa này còn nổi tiếng vì tỏa ra mùi thịt thối đặc trưng. Rafflesia đang ở trên bờ vực tuyệt chủng. |
Lươn điện sống trong rừng Amzon có thể phát ra dòng điện mạnh hơn 500 volt, đủ để gây chết người nhờ cấu trúc đặc biệt trong cơ thể. Chúng chủ yếu săn động vật không xương sống, dù một số con lớn có thể ăn cả cá và động vật có vú nhỏ. Lươn điện chỉ tấn công người nếu bị quấy rối. |
Ếch phi tiêu độc được mệnh danh là “sát thủ sắc màu”, chất độc trên da của chúng được thổ dân da đỏ vùng Trung – Nam Mỹ lấy tẩm vào đầu mũi phi tiêu và phục vụ cho quá trình săn bắn. Chất độc của chúng có thể khiến tim ngừng co bóp, dẫn tới tê liệt, chảy máu trong và mất mạng trong vài phút. |
Ếch thủy tinh (glass frog) thuộc họ lưỡng cư Centrolenidae, thường dài từ 3 đến 7,5 cm và chủ yếu hoạt động vào ban đêm. Chúng sở hữu lớp da dưới bụng khá trong nên có thể nhìn thấy tim, gan, đường tiêu hóa của chúng. |
Loài cá nhỏ bé này có tên candiru này không hề thân thiện. Về bản chất, candiru thuộc vào họ cá da trơn nhưng chúng luôn sống bằng cách ăn thịt những con cá lớn hơn ở Amazon. Chúng cũng rất hiếu chiến và sẵn sàng cắn người nếu tình cờ đụng độ. |
Người khổng lồ trong thế giới loài kiến này có thể dài tới 2,5 cm, với ngoại hình khá đáng sợ và dữ dằn. Chúng khá hiền lành nhưng không ngần ngại tấn công nếu bị kích động. Từ tổ trên cây, chúng thả người xuống và cắn nạn nhân. Vết cắn của chúng được mô tả là “như đi trên than hồng với đinh cắm trong gót chân” và cơn đau sẽ kéo dài tới 24 tiếng. Bạn sẽ mất mạng nếu bị sốc phản vệ, còn thường thì sẽ chỉ bị nôn và tê liệt tạm thời. Điều đáng sợ là một con có thể cắn nhiều lần một giây và sẽ tiết ra một chất khiến những con khác tấn công nạn nhân. |
Cá heo hồng – Pink Dolphin hay Batos – được biết là loài cá heo thông minh nhất trong số các loài. Não chúng lớn hơn não người 40%. Chúng thân thiện, nhạy cảm và sống hòa hợp với con người trong nhiều thế kỷ, nhưng hiện nay các chuyên gia nói chúng đối mặt với nạn tuyệt chủng ở một số nhánh sông. |
Amazon cũng sở hữu một trong những con sông nóng nhất. Một con sông ở Amazon được gọi là “Dòng sông sôi” vì nó đạt nhiệt độ lên tới 93 độ C. Cho đến ngày nay, các nhà khoa học vẫn chưa biết được điều gì đã khiến dòng sông này nóng đến như vậy. |
Tờ The Sun từng khẳng định còn rất nhiều bộ lạc đang sống ẩn dật bên trong khu rừng và không giao tiếp với thế giới bên ngoài. Cho tới nay, người ta mới tìm ra khoảng 350 ngôi làng của các bộ tộc sinh sống trong rừng. Họ vẫn duy trì các lối sống từ xưa như cúng tế, săn bắn... |
Ngư dân trở về sau chuyến đi câu với hai con cá pirarucu to, đây là loài các nước ngọt lớn nhất vùng Nam Mỹ và chỉ được phép săn bắt một lần trong năm. Cơ quan bảo vệ môi trường Brazil chỉ cho phép bắt pirarucu với số lượng giới hạn. |
Cuộc sống của các bộ tộc tại Amazon phản ánh môi trường xung quanh họ. Trong ảnh: người đàn ông kéo thuyền qua bãi bồi của một phụ lưu sông Amazon trong trận hạn hán. |
Một tán xanh nhỏ nhoi đơn độc trong khu vực từng là cánh rừng rậm rạp nay chỉ còn là đất do bị khai phá. |
Những người thổ dân ở rừng Amazon đã chịu nhiều ảnh hưởng khi thế giới ngày càng phát triển. Họ phải đối mặt với nạn chặt phá rừng, thậm chí là bị giết bởi những tên lâm tặc. Thổ dân rừng Amazon vẫn thường tự tổ chức đi tuần, xua đuổi những người đào vàng trái phép khỏi mảnh đất của họ. |
Một phần rừng Amazon thuộc bang Mato Gross (Brazil) bị phá để làm đất trồng đậu nành. Diện tích rừng bị mất tại Brazil trong thời gian qua chủ yếu do hoạt động kinh tế bất hợp pháp tại vùng Amazon, bao gồm khai thác mỏ, chặt cây và chiếm đất. |
Ngoài nạn phá rừng, đào vàng trái phép cũng là một vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến rừng Amazon. Trong ảnh: Cảnh sát đang kiểm tra khu đào vàng trái phép tại Mega 14, một vùng thuộc Madre de Dios (Peru). |
Không chỉ cảnh sát, mà những bộ lạc thổ dân cũng góp phần chống lại nạn đào vàng khiến môi trường Amazon bị ảnh hưởng nặng. Trong ảnh: những chiến binh thổ dân Munduruku Indian đang tuần tra dọc sông Das Tropas để đuổi những kẻ đào vàng trái phép ra khỏi lãnh địa. |
Cháy rừng mưa nhiệt đới Amazon (Brazil) là một vấn đề đáng lo ngại trong những năm qua. Trung tâm nghiên cứu không gian (INPE) của Brazil đã ghi nhận 9.000 vụ cháy trong năm nay. Số lượng vụ cháy xảy ra ngày một cao dù mùa cháy mới bắt đầu (thường diễn ra từ tháng 8-10). Hôm 19/8, một trận cúp điện kéo dài khoảng một giờ đã xảy ra ở Sao Paulo (Brazil). Nguyên nhân do ảnh hưởng từ vụ cháy rừng ở bang Amazonas và Rondonia, những nơi cách đó gần 3.000 km. |
Bản đồ cho thấy vị trí của tất cả các vụ cháy rừng tại Brazil từ ngày 13.8. |
Một con rắn chạy qua những cánh đồng đã cháy trụi ở khu vực Rondonia, Brazil. |
Chỉ riêng năm nay diện tích rừng Amazon bị phá đã gấp 12 lần diện tích Singapore. |
Brazil điều động quân đội, máy bay quân sự để chiến đấu với đám cháy rừng Amazon
Số liệu chính thức ngày 24/8 cho biết hàng trăm đám cháy mới đã xảy ra tại rừng mưa Amazon ở Brazil, trong khi hàng chục nghìn binh sĩ được triển khai.