Sinh vật dài 4 mét bị “trục xuất” khỏi cơ thể cô gái trẻ, bác sĩ: thịt này ngon nhưng cẩn thận khi ăn

Ngay cả khi nhìn tận mắt, cô Triệu vẫn không dám tin ký sinh trùng dài 4 mét đã tồn tại trong cơ thể mình nhiều tháng trời.

Cô Triệu ngoài 20 tuổi, đang sinh sống và làm việc tại Ninh Đức (Phúc Kiến, Trung Quốc). Khoảng hơn 1 tháng trước, cô bắt đầu thường xuyên cảm thấy đau bụng âm ỉ, thỉnh thoảng lại tiêu chảy. Tuy nhiên, cô gái trẻ nghĩ rằng mình quá bận rộn do công việc cuối năm nên ăn uống thất thường, cộng thêm căng thẳng, hay tăng ca nên rối loạn tiêu hóa cũng không khó hiểu. Cô chỉ mua sẵn thuốc giảm đau và thuốc tiêu hóa để trong túi xách, quá khó chịu mới uống.

Cho đến cuối tuần trước, cô bỗng cảm thấy buồn nôn và rất ngứa ở hậu môn, đại tiện thấy nhiều đốt màu trắng khoảng 1cm lẫn trong phân, hình thù ngoằn ngoèo. Vô cùng hoảng sợ, cô Triệu vội vã dùng túi ni lông nhặt lấy một đoạn trong số đó rồi bắt xe tới thẳng Bệnh viện trung ương thành phố Ninh Đức (Phúc Kiến, Trung Quốc).

  Mất nhiều công sức các y bác sĩ mới lấy được hơn 20 đoạn sán dây bò trong ruột bệnh nhân

Mất nhiều công sức các y bác sĩ mới lấy được hơn 20 đoạn sán dây bò trong ruột bệnh nhân

Bác sĩ Lý Du Hải thuộc Khoa Truyền nhiễm của bệnh viện này này người thăm khám và trực tiếp điều trị cho cô Triệu. Ông kể lại: “Sau khi xem mẫu bệnh phẩm bệnh nhân mang tới, chúng tôi nhanh chóng xác định được bệnh nhân bị nhiễm ký sinh trùng. Làm thêm một vài xét nghiệm khác cho thấy đây là loại sán dây bò - tên khoa học là Taenia saginata. Điều quan trọng là con sán này đã tồn tại trong cơ thể bệnh nhân rất lâu, kích thước lớn và mất nhiều thời gian để đảm bảo điều trị tận gốc”.

Đúng như ông dự đoán, sau khi điều trị Đông Tây y kết hợp, cô Triệu đã “trục xuất” được con sán dây bò ra bên ngoài thông qua nhiều lần đại tiện. Nó đứt thành khoảng 20 đoạn, ghép nối lại cho thấy ký sinh trùng này dài 4 mét và có kích thước phần đầu là 0,2cm, kích thước trung bình phần thân là 0,8cm. Khi tận mắt nhìn thấy nó, cô Triệu sốc tới mức run lẩy bẩy, chân không đứng vững.

Thịt bò ngon và bổ nhưng cần cẩn thận khi ăn kẻo nhiễm ký sinh trùng

Không chỉ bản thân cô Triệu bàng hoàng trước kích thước của con sán dây bò lấy ra từ cơ thể mình, bác sĩ Lý Du Hải cho biết đây là trường hợp vô cùng hiếm gặp tại bệnh viện này trong rất nhiều năm qua.

Trưởng nhóm phân tích mẫu bệnh phẩm của Khoa Truyền nhiễm Tăng Bảo Gia thì nói đó là lần đầu anh được tận mắt thấy sán dây bò ngoài sách y khoa trong hơn 10 năm làm việc. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Thành phố Ninh Đức cũng đưa ra thông báo đây là trường hợp mắc sán dây bò duy nhất trong 30 năm qua tại thành phố này.

Tổng độ dài con sán dây bò trong cơ thể cô Triệu lên tới 4 mét
Tổng độ dài con sán dây bò trong cơ thể cô Triệu lên tới 4 mét

Điều tra bệnh sử cho thấy nguyên nhân gây bệnh đến từ món ăn yêu thích của cô Triệu. Cô kể lại, mình vốn rất thích ăn thịt bò vì ngon miệng, bổ dưỡng nhưng sợ tăng cân, khó tiêu hóa nên không dám ăn quá thường xuyên. Vài tháng trước, do làm việc quá sức hay mệt mỏi nên cô thường xuyên mua thịt bò về ăn lẩu hoặc làm bít tết. Tuy nhiên, cô lại không thích ăn bò chín kỹ mà thích ăn tái, điều này đã tạo điều kiện cho ấu trùng sán dây bò xâm nhập và phát triển trong ruột cô suốt thời gian dài, đạt kích thước như hiện tại.

Bác sĩ Lý giải thích, sán dây bò - Taenia saginata là loại ký sinh trùng lưỡng tính, sống ký sinh ở ruột người. Nó có thể ở dạng trứng, nang ấu trùng hoặc sán dây với thân dẹp, màu trắng đục, nhiều đốt nhưng không có bộ phận tiêu hóa. Khi trâu, bò ăn phải trứng sán, nó sẽ đi vào ruột, nở ra ấu trùng, sau đó xâm nhập vào hệ tuần hoàn để về tim. Ấu trùng theo máu đi đến các cơ vân để hình thành nang ấu trùng ở bắp cơ của trâu, bò và thường được gọi là “gạo bò” (cysticercus bovis).

  Bác sĩ nhắc nhở không nên ăn thịt bò sống, tái để phòng ngừa sán dây bò và các ký sinh trùng khác xâm nhập (Ảnh minh họa)

Bác sĩ nhắc nhở không nên ăn thịt bò sống, tái để phòng ngừa sán dây bò và các ký sinh trùng khác xâm nhập (Ảnh minh họa)

Khi người ăn thịt trâu, bò có nang ấu trùng sán dây bò chưa được nấu chín, còn tái hoặc sống, nang ấu trùng vào ruột người. Sau đó, ấu trùng sẽ thoát ra khỏi nang, đầu lộn ra ngoài, nhờ giác hút, sán bám vào niêm mạc ruột thường ở phần trên hỗng tràng. Tại đây sán hút các chất bổ dưỡng và phát triển, chúng tồn tại lâu dài vì thân sán có khả năng đề kháng với các men tiêu protein có trong ruột non. Nhờ đó chúng  trưởng thành và có chiều dài trung bình 4 - 10m, có thể dài tới 25m.

Sán dây bò chiếm thức ăn làm suy yếu cơ thể, đồng thời gây tổn thương tại ruột, viêm ruột, rối loạn tiêu hoá… Vì chúng bò lung tung trong dạ dày nên gây ra đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ăn không ngon. Một số trường hợp còn có các triệu chứng như sụt cân, chóng mặt, đau đầu, thiếu máu hoặc thậm chí là hạ huyết áp…

Bác sĩ Lý nói thêm: “Điểm đặc biệt là sán dây gây ra cảm giác ghê sợ khi đốt sán già có thể tự động bò ra ngoài, thường tìm thấy ở mền, chiếu, áo quần. Giống như trường hợp của cô Triệu, ký sinh lâu ngày khiến sán dây lớn lên và dần thiếu chất dinh dưỡng, chúng sẽ ngày càng mỏng lại và chui ra khỏi hậu môn khi đại tiện.

Nhưng điều đáng sợ hơn là phần đầu của con sán dây sẽ tiếp tục tách ra để tạo ra các phân đoạn mới. Vì vậy, muốn chữa khỏi bệnh sán dây thì buộc phải tìm ra cái đầu của nó. Nhiều bệnh nhân phải liên tục mang các đoạn sán đến cho bác sĩ để kiểm tra dưới kính hiển vi xem đã đào thải được phần đầu chưa”.

  Sau khi xuất viện, cô Triệu vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm 6 tháng để đảm bảo đã lấy hết các đoạn sán dây bò

Sau khi xuất viện, cô Triệu vẫn phải tiếp tục theo dõi thêm 6 tháng để đảm bảo đã lấy hết các đoạn sán dây bò

Với ca bệnh của cô Triệu, sau 2 ngày điều trị tại bệnh viện, cô đã được trở về nhà nhưng vẫn cần theo dõi ngoại trú trọng 6 tháng. Thông qua trường hợp này, ông cũng nhắc nhở tất cả mọi người nên cẩn trong khi ăn thịt bò. Ông nói: “Hãy ăn chín, uống sôi với tất cả các loại thực phẩm, đặc biệt là với thịt bò. Nang ấu trùng sán dây bò thường hay xuất hiện nhiều nhất ở cơ lưỡi, cơ hoành, cơ tim, cơ mông... của trâu, bò nên cần cẩn trọng hơn. Sán dây ký sinh ở người thường gây bệnh nhẹ, dễ điều trị nhưng để lâu ngày ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và cuộc sống, có khi ảnh hưởng đến cả tính mạng”.

Nguồn và ảnh: QQ, Family Doctor, Sunday More

Ngọc Ái

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Tại sao người Nhật ăn cá sống mỗi ngày mà không sợ bị nhiễm ký sinh trùng?

Ẩm thực Nhật Bản rất phong phú nhưng có lẽ nổi tiếng nhất vẫn là sushi và sashimi. Đây là hai món ăn được làm từ cá sống, chấm với nước tương và wasabi. Người Nhật ăn hai món này mỗi ngày nhưng chẳng bao giờ họ sợ nhiễm ký sinh trùng, giun sán.