Liên quan đến bảo tồn di chỉ Vườn Chuối (làng Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức), ngày 12/11 Sở Văn hóa & thể thao TP Hà Nội đã gửi công văn đến UBND TP Hà Nội về kết quả sơ bộ thăm dò, khai quật di chỉ.
Cụ thể trong công văn chỉ báo cáo về tình hình khai quật di tích nói chung, đồng thời đề xuất phương án đưa Vườn Chuối vào danh mục kiểm kê di tích, từ đó đề xuất phương án bảo tồn.
Công văn của Sở Văn Hóa TP Hà Nội. |
Công văn đề nghị cụ thể đối với doanh nghiệp thi công: “Trong trường hợp có khả năng có di tích hoặc di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm dừng thi công và thông báo kịp thời cho UBND huyện Hoài Đức”.
Tuy nhiên, điều khiến dư luận quan tâm là đơn vị đầu tư đang tích cực có các hoạt động xây dựng dẫn đến phá di chỉ trước khi thống nhất phương án bảo tồn. Nhưng trong văn bản này, Sở không thông báo tạm dừng hay kiểm tra lại toàn bộ mức độ thiệt hại của di tích.
Trước đó vào ngày 4-11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã có công văn số 4130/SVHTT-QDLDDT đề nghị các đơn vị chủ đầu tư xây dựng đường 3.5 và khu đô thị Thăng Long 9 tổ chức theo dõi phát hiện di tích, di vật trong quá trình thi công tại khu vực liên quan đến di chỉ Vườn Chuối cũng như các khu vực thi công khác.
Trường hợp thấy có khả năng có di tích hoặc di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thì chủ dự án phải tạm ngừng thi công và thông báo kịp thời cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hoài Đức, Ban Quản lý di tích và danh thắng thuộc Sở để có biện pháp xử lý kịp thời.
Ttheo PGS - TS Bùi Văn Liêm, Phó Viện trưởng Viện khảo cổ, hiện khu vực gò Mỏ Phượng đã bị san ủi tới 90% diện tích, gò Dền Rắn cũng mất tới 50%, đơn vị thi công đã san ủi và làm cống, làm đường nội bộ trên những diện tích này. Các hố thám sát mà Viện khảo cổ thực hiện trong thời gian qua hiện nay cũng đã bị lấp hết.
Ngày 6/11 ông Nguyễn Văn Thắng – cư dân tại Lai Xá - cũng đã gửi một bức tâm thư đến Viện khảo cô học bày tỏ mong muốn các nhà khoa học phải đưa ra văn bản kiểm đếm lại toàn bộ thiệt hại, đánh giá mức độ thiệt hại và thông báo công khai cho toàn bộ người dân Lai Xá nắm rõ tình hình.
Lưu giữ dấu tích liên tục trong hơn nghìn năm của 3 giai đoạn văn hóa từ Gò Mun, Đồng Đậu, Đông Sơn cho nên Vườn Chuối cũng phát lộ những di vật hết sức đặc biệt. Đầu tiên phải kể đến 15 ngôi mộ táng Đông Sơn, trong đó có 13 mộ huyệt đất và hai mộ quan tài gốm. Đây là lần đầu tiên phát hiện một số lượng mộ táng nhiều và tập trung như vậy tại một địa điểm ở Hà Nội. Các nhà khoa học cũng dự đoán nếu mở rộng khai quật sẽ phát hiện thêm nhiều mộ táng Đông Sơn chôn ở khu vực này.
Ngày 21-12-2017, UBND TP Hà Nội đã có Công văn số 6496/UBND-KGVX yêu cầu UBND huyện Hoài Đức phối hợp Ban quản lý Dự án “Bảo vệ, gìn giữ nguyên trạng Di chỉ khảo cổ học Vườn Chuối”.
Với văn bản của Sở Văn hoá, số phận di chỉ nghìn tuổi Vườn Chuối vẫn chưa thể biết có được bảo vệ.
Khai trương chi nhánh đào tạo các kỷ lục gia siêu trí nhớ tại Hà Nội
Công ty CP Đào tạo Tâm Trí Lực chính thức khai trương chi nhánh mới tại Nguyễn Khang, Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.