Mới đây trên MXH không ngừng chia sẻ bài viết về một cụ bà hay xin tiền ở chợ Hành Thiện, xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) bị con cháu phát hiện có đến 9 bao tải tiền lẻ với tổng số hàng chục cân. Kèm theo đó còn là hình ảnh rất nhiều người đang hỗ trợ bà cụ kiểm đếm một số lượng lớn số tiền lẻ trên sàn nhà.
Dưới các bài viết là không ít bình luận tiêu cực, nhiều người cho rằng bà cụ đang lợi dụng lòng thương của người khác để chuộc lợi.
Tuy nhiên mới đây, trên trang fanpage Hanh Thien Village, người quản lý trang đã lên tiếng chia sẻ về câu chuyện của bà cụ.
Theo chủ fanpage, bà cụ tên thật là Nguyễn Thị Nhâm (1945, trú tại cuối xóm 9, làng Hành Thiện, Nam Định). Bà có tiền sử tâm thần và thường xuyên ra chợ xin tiền lẻ. Cụ thể, hoàn cảnh của cụ bà được fanpage Hanh Thien Village chia sẻ như sau:
"Bà có hoàn cảnh thật đáng thương: thời thanh niên, bà tình nguyện tham gia Thanh niên xung phong để bảo vệ Tổ quốc; Khi xuất ngũ về quê lao động, lấy chồng đẻ được một cô con gái thì bị chồng bỏ, bà một mình nuôi con. Không may, cô con gái bị lừa bán sang Trung Quốc đã lâu, không có tin tức gì.
Bà thuộc diện chính sách nên được nhà nước chu cấp vài trăm ngàn đồng hàng tháng. Vì thương nhớ con, bà bị bệnh tật ốm đau, tuổi cao sức yếu, thần kinh không minh mẫn, lại không biết chữ, biết đếm; Cũng không lao động được đành phải đi ăn xin và thu nhặt phế liệu để duy trì cuộc sống, nhờ sự giúp đỡ của người hảo tâm suốt mấy chục năm qua... Người làng đều thông cảm với hoàn cảnh của bà, thi thoảng gặp lại cho ít tiền lẻ.
Trong căn phòng nhỏ đơn sơ, cơm nguội phơi khô cả tạ để mốc meo, đồ đồng nát chứa chật cả bếp. Bà cũng chỉ ăn những thực phẩm cơm canh hoa quả mọi người cho. Tiền bà xin được, tích dần, không tiêu pha gì, xin được tiền thì chỉ cất vào một chỗ phòng khi ốm đau, không đi xin được có cơm mà ăn, có tiền mua thuốc. Vừa rồi, khi bà bị ốm, anh em họ hàng dọn nhà tìm thấy một số bao tải tiền lẻ nên đem sang nhà người nhà để đếm cho rộng rãi."
Bài viết nhận được sự chú ý từ CĐM (Ảnh chụp màn hình) |
Trao đổi với PV VietNamNet, chị Nguyễn Thị Nhung (30 tuổi, xã Xuân Hồng) cho biết: “Tôi bán hàng ở chợ Hành Thiện. Ngày mưa hay nắng, tôi đều thấy cụ đi loanh quanh trong chợ xin tiền.
Cụ có nhà riêng nhưng cũ kỹ, không phải nhà to như trong các ảnh đang lan truyền. Với lại, cụ làm gì có 9 bao tải tiền lẻ, chỉ khoảng 3-4 bao.
Cụ hiền lành, thỉnh thoảng xin mà ai không cho thì lẩm bẩm vài câu. Cụ chửi nhưng không có ác ý, chỉ là thần kinh của cụ không bình thường”.
Thông tin với PV VietNamNet, lãnh đạo xã Xuân Hồng cho biết: “Cụ bà ăn xin mà mạng xã hội xôn xao có tên thật là Nguyễn Thị Nhâm. Cụ hơn 80 tuổi, được mọi người gọi bằng biệt danh cụ Ghẻ.
Cụ Nhâm sống ở xóm 5, xã Xuân Hồng, có một người con gái nhưng mất tích đã lâu. Hiện tại, cụ ở chung nhà với gia đình em trai. Tinh thần của cụ bà không minh mẫn. Dù sống chung nhà nhưng cụ bà ở một gian riêng, tách biệt với gia đình em trai.
Trước đây, em trai thấy cụ đi xin tiền thì ra lời ngăn cản nhưng cụ không nghe, dẫn đến cãi nhau, giận dỗi. Từ đó, em trai không nói, không can thiệp những việc cụ Nhâm làm. Tuy nhiên, người này có tâm sự, sẽ lo lắng khi cụ Nhâm đau ốm và qua đời”.
Cụ Nhâm và mọi người kiểm đếm tiền trong nhà của người thân (Ảnh: Thục Anh - Vietnamnet) |
Theo lãnh đạo địa phương, cụ Nhâm đang hưởng trợ cấp khuyết tật tâm thần. Mỗi ngày, cụ đi xin tiền, được đồng nào đều nhét vào các bao tải. Anh em, họ hàng không hay biết cụ cất tiền ở đâu.
“Thông tin có 9 bao tải tiền là chưa chính xác, đồn thổi. Bà cụ chủ yếu nhặt ve chai, phế liệu chất đầy nhà. Từ trước đến nay, cụ không cho ai động vào đồ đạc, chưa dọn dẹp chỗ ở bao giờ. Lần này, em dâu của cụ bệnh nặng, người nhà bảo phải dọn dẹp nhà cửa để phòng chuyện không may thì cụ mới cho. Nghe đâu, số ve chai, phế liệu của cụ đem bán được khoảng vài triệu đồng, còn số tiền thì tôi không rõ, gia đình không tiết lộ”, lãnh đạo địa phương cho biết.
Cũng liên quan đến vụ việc, sáng 15/5, trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Xuân Hồng (huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh), cho biết sau khi tiếp nhận thông tin, công an xã vào cuộc rà soát và đã có kết quả.
"Thông tin đưa về địa chỉ không đúng sự thật, sự việc không phải xảy ra trên địa bàn xã chúng tôi. Thứ nhất, địa phương không có chợ Hành Thiện, thứ hai trên địa bàn cũng không có công dân là bà cụ trong hình ảnh", ông Tuấn khẳng định.
Mẹ chồng cho cháu vào phòng tôi lục lọi phá phách, khi tôi đưa cái giá phải bồi thường thì hốt hoảng van xin
Lần này đã vượt quá sức chịu đựng của tôi rồi nên tôi quyết tâm phải đòi bồi thường cho hả giận.