Ngày mùng 10 tháng Giêng Âm lịch hàng năm được xem là ngày vía Thần Tài. Đây là thời điểm người dân dùng lễ vật đặc trưng kính dâng lên vị thần tiền tài nhằm tạ ơn và cầu may.
Với người miền Nam, mâm cúng thần Tài luôn phải đầy đủ hoa tươi, trái cây, nhang đèn, vàng mã và đặc biệt là “tam sên” gồm thịt heo, tôm, trứng, cá lóc nướng. Theo quan niệm của người miền Nam, cá lóc có đặc tính là mạnh mẽ nhưng hiền, không gây hại cho con người. cá lóc trong văn hóa còn biểu trưng cho sự nỗ lực và thành công vì sức sống mãnh liệt và khả năng sinh tồn cao trong nhiều điều kiện khác nhau, thậm chí ở những vùng bùn lầy. Mọi người thường bảo nhau, việc cúng cá lóc ngày vía thần Tài sẽ mang đến nhiều tài lộc, nhờ đó mà được sung túc cả năm. Hình ảnh con cá còn đại diện cho mong ước có được cuộc sống trôi chảy thuận lợi như cá bơi trong nước.
Khi chế biến để cúng thần Tài, cá lóc cần được giữ nguyên vẹn từ đầu đến chân, không đánh vảy. Trước khi nướng, phải dùng cây mía đã cạo vỏ xuyên sâu qua con cá qua phần miệng để giữ thân cá được thẳng, đẹp, không cúng những con cá nướng cháy hoặc bị tróc, sứt mẻ, kém đẹp mắt.
Tục thờ thần Tài có xuất xứ Trung Quốc, du nhập về Việt Nam vào khoảng đầu thế kỷ 20. Có nhiều câu chuyện thú vị xoay quanh ngày này, trong đó có tích về Triệu Công Minh, người đã giúp Khương Tử Nha đánh Trụ Vương. Sau khi tử trận, Triệu Công Minh được phong làm Chính Nhất Long Hồ Huyền chân quân, thống lĩnh bốn vị thần trên trời là Chiêu Bảo - Nạp Trân - Chiêu Tài - Lợi Thị. Vì thế, ông có nhiệm vụ cai quản tiền bạc, của cải. Mọi người thường thờ cúng thần Tài để cầu mong tài lộc, may mắn sẽ đến với họ.
Một câu chuyện khác cũng được lưu truyền đó là trong một lần đi chơi uống rượu, thần Tài say quá nên rơi xuống trần gian. Khi tỉnh dậy, thần Tài bị mất trí nhớ, quên mất mình là ai, ông không biết làm việc gì và phải lang thang đi ăn xin để sống qua ngày. Sau đó ông may mắn gặp được một vị chủ quán tốt bụng đã ông một bữa thịnh soạn. Lúc này, quán đang rất vắng khách nhưng khi ông lão ăn xin bước vào thì bỗng dưng khách ra vào tấp nập. Để ý thấy ông lão vào nhà nào xin ăn thì nhà đó buôn may bán đắt và trở nên giàu có, chủ quán liền giữ lại để việc làm ăn buôn bán được thuận lợi... từ đó có câu "thần Tài giữ cửa".
Vào ngày mùng 10, thần Tài nhớ ra mọi chuyện và đã bay về trời. Để tưởng nhớ thần Tài, mọi người chọn ngày này là ngày vía thần Tài, sắm sửa lễ vật dâng cúng và mua vàng để cầu tài lộc may mắn, sung túc cho cả năm.
Dù ở mỗi vùng miền tín ngưỡng thờ cúng khác nhau, thế nhưng thường vẫn có các lễ nghi truyền thống như mua vàng, mua đồ phong thủy, mâm cúng là bộ tam sinh gồm thịt heo, tôm hoặc cua luộc, trứng gà hoặc trứng vịt.
Giảm 30% tiền thuê đất cho đối tượng bị ảnh hưởng bởi COVID-19
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 07/NQ-CP giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước của năm 2022 đối với tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân bị ảnh hưởng của dịch COVID-19.