Vậy là chúng ta đã chính thức bắt đầu sang thập niên tiếp theo của thế kỷ 21. Nhiều người nói thập niên thứ ba này bắt đầu từ ngày 1/1/2020 và kết thúc vào ngày 31/12/2029, nhưng cũng có một số ý kiến lại cho rằng thực ra thập kỷ mới bắt đầu từ 1/1/2021 và kết thúc này 31/12/2030. Vậy đâu là câu trả lời chính xác?
Theo một khảo sát được thực hiện bởi trang YouGov chuyên nghiên cứu thị trường, có trụ sở ở Anh, có 13.500 người Mỹ đã được hỏi "khi nào thập niên mới bắt đầu?". Kết quả là 64% trong số họ trả lời thập niên mới bắt đầu khi sang năm 2020. 17% trả lời phải sang năm 2021. 19% còn lại chần chừ, không thể quyết định.
Trước các thắc mắc này, các nhà khoa học hàng đầu tại Cơ quan Quan sát Hải quân Hoa Kỳ (USNO - United States Naval Observatory) đã có những giải đáp xung quanh vấn đề tính thập niên mới. Được biết, USNO là đơn vị quản lý và vận hành đồng hồ nguyên tử “chủ” (master clock), vật dụng dùng để xác định giờ cho nước Mỹ và quân sự cũng như hệ thống vệ tinh định vị toàn cầu GPS.
Theo họ, thập niên mới bắt đầu từ ngày 1/1/2021, đây là cách đánh số thứ tự các năm theo lịch Julian đã được điều chỉnh chỉnh (MJD - Modified Julian Date) để đo đếm thời gian. Hệ thống lịch này được giới thiên văn và trắc địa toàn câu sử dụng để tính toán học và thời gian chính xác.
Lịch Julian. |
Từ xa xưa, con người dựa vào số ngày Mặt trăng quay quanh Trái Đất để tính năm, một năm có 354 ngày, chia làm 12 tháng trong khi bình thường chúng ta chỉ tính 365 ngày, nên có những năm âm lịch phải cộng thêm tháng nhuận thành 13 tháng.
Lịch âm được người Ai Cập dùng từ năm 42236 trước Công nguyên (TCN), còn người Trung Hoa dùng từ năm 2637 trước Công nguyên, người Scotland cổ đại dùng từ 8.000 năm trước Công nguyên
Lịch dương bắt nguồn từ hệ thống lịch La Mã cổ, sau này được Hoàng đế La Mã Julius Caesar kết hợp cùng các nhà Toán học cải tiến thành lịch Julian (xuất phát từ tên Julius của Hoàng đế Caesar), có hiệu lực ở Đế quốc La Mã vào ngày 1/1/709 theo lịch La Mã cổ. Theo lịch này, 1 vòng của Trái Đất quay quanh Mặt trời là 365 ngày 5 giờ 49 phút 12 giây. Tuy nhiên càng về sau càng có sai số và không ai có quyền chỉnh sửa lịch.
Còn về việc đánh số các năm, từ 552, tu sĩ Dionysius Exiguus (470 - 544) nghĩ ra cách dùng các số La Mã để đánh số thứ tự các năm, ví dụ năm Chúa giáng sinh gọi là năm Anno Domini (viết tắt là AD), hai từ Latin này có nghĩa là "năm của Chúa chúng ta", năm thứ nhất được gọi là "nulla"- “không có gì” vì chưa có số 0.
Số 0 xuất hiện vào thế kỷ thứ 13 ở châu Âu, là phát minh của các nhà Toán học Ấn Độ năm 458 TCN rồi truyền sang Ả Rập, Châu Âu và toàn cầu.
Đến năm 1582, Giáo hoàng Gregory XIII (1502 - 1585) sửa đổi lịch Julian cho chính xác để cộng đồng Công giáo kỷ niệm lễ Phục sinh cho đúng ngày, vì từ năm 45 trước Chúa giáng sinh đến năm 1582, thời gian thực đã dư thêm 10 ngày so với lịch.
Giáo hoàng Gregory XIII và bản lịch chỉnh sửa năm 1582 - Ảnh: Ancient-Origins.net |
Ông dùng một sắc chỉ bỏ bớt 10 ngày trong tháng 10/1582, bắt đầu áp dụng từ 4/10/1582, ngày hôm sau lẽ ra là 5/10 thì phải đổi lại là 15/10, tức là 10 ngày biến mất chỉ sau một đêm và tháng 10 năm đó chỉ có 21 ngày. Lịch chỉnh sửa này được gọi là Gregorian, tuy nhiên người lập bộ lịch thực chất là nhà thiên văn người Ý tên Luigi Lilio (1510 - 1576).
Như vậy, ngày khởi đầu thập niên mới sẽ là 1/1/2020, trùng khớp với cách tính thông thường là từ 1/1/2010 đến 31/12/2019 là đúng 10 năm. Tuy nhiên đó là cách tính của mọi người còn đối với các nhà Thiên văn học và các nhà khoa học thì ngày khởi đầu thập niên thứ ba mà chúng ta đang chào đón sẽ khởi đầu từ ngày 1/1/2021.
Không có một quy định cụ thể nào về việc này, tùy từng nước sẽ nhận thức về vấn đề này khác nhau.
Những thành tựu ấn tượng của du lịch Việt Nam 2019
Kết thúc năm 2019, ngành du lịch Việt Nam hân hoan với khá nhiều thành công khi lọt top những điểm đến hấp dẫn do du khách quốc tế bình chọn.