Mới đây, một video ghi lại cảnh nam tù nhân ở An Huy, Trung Quốc trò chuyện điện thoại với con trai đã nhanh chóng trở nên phổ biến.
Con trai của tù nhân này đã đạt được 697 điểm trong kỳ thi Cao khảo và gọi điện để thông báo tin vui cho người cha đang thụ án. Được biết, kì thi đại học ở Trung Quốc kéo dài tới 4 ngày, tuỳ thuộc tỉnh, mỗi môn thi có thời gian từ 60 đến 150 phút. Điểm tối đa là 750, với điểm số trên 600 là cần thiết để thí sinh giành được một suất tại các trường đại học hàng đầu Trung Quốc.
Khi biết tin con trai đạt 697 điểm, người cha đã xúc động đến rơi nước mắt. Người con trai cho biết dự định vào Đại học Bắc Kinh và sẽ đi thăm cha khi nhận được thông báo trúng tuyển. Cậu và các anh chị em khác không trách móc cha, hy vọng cha sẽ giữ gìn sức khỏe trong tù và họ sẽ chờ cha trở về nhà.
Ảnh cắt từ clip |
Từ video, ai nấy đều cảm nhận được tình yêu sâu sắc của con trai dành cho cha, không có một chút oán hận nào.
Trong khi đó, từ đôi mắt ướt của người cha, có thể thấy niềm tự hào và sự hối lỗi. Niềm tự hào vì con trai đã làm nên chuyện, còn sự hối lỗi vì không thể đồng hành cùng con trong suốt quá trình trưởng thành.
Nhiều người có thể sẽ vội vàng cho rằng con cái của một người phạm tội chắc chắn có hoàn cảnh phát triển không tốt và thiếu sự giáo dục. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, đứa trẻ này đã đạt được điểm số cao 697 nhờ vào nỗ lực của bản thân. Những khó khăn và hy sinh phía sau điều này chỉ những gia đình đã trải qua kỳ thi mới có thể thấu hiểu.
Người cha này, khi biết kết quả của con trai, chắc hẳn trong lòng cũng đầy sự hối tiếc về quá khứ và hy vọng về tương lai. Ông chắc chắn mong muốn khi ra tù có thể trở thành một người cha có trách nhiệm và bù đắp cho sự thiếu vắng trong thời gian qua.
Vấn đề này đã gây ra nhiều cuộc thảo luận trên mạng.
Có người nói: "Nhìn video, có thể thấy dù có thể ở một số khía cạnh khác người đàn ông này không phải là người tốt, nhưng là một người cha tốt".
Quả thực, một người có thể phạm sai lầm trong một lĩnh vực nào đó, nhưng trong gia đình và trước mặt con cái, họ vẫn có thể thể hiện sự dịu dàng và quan tâm. Chúng ta không thể vì một sai lầm của một người mà phủ nhận hoàn toàn tất cả những điều tốt đẹp của họ.
Nhưng nhiều người lo lắng rằng, với nền tảng gia đình như vậy, nam sinh sau này ra đời sẽ chịu nhiều thiệt thòi.
Tuy nhiên, luồng ý kiến khác phản biện, nam sinh đã đạt được thành tích xuất sắc nhờ vào nỗ lực của bản thân, và cậu có quyền theo đuổi ước mơ và tương lai của mình. Việc chỉ vì lỗi lầm của cha mà có cái nhìn định kiến liệu có công bằng không? Có lẽ chúng ta nên chú trọng hơn vào khả năng và phẩm hạnh của cá nhân, thay vì chỉ dựa vào bối cảnh gia đình để dự đoán và hạn chế tương lai của một người.
Trong trường hợp này, mặc dù cha đang ở trong tù, nhưng đứa trẻ vẫn cảm nhận được tình yêu của cha và nỗ lực tạo ra một tương lai tốt đẹp hơn cho bản thân và gia đình. Sợi dây tình cảm này không nên bị cắt đứt dễ dàng, mà nên trở thành động lực để người phạm lỗi sửa chữa.
Bà mẹ Hà Nội thu nhập 70 triệu/tháng lên mạng xin bí quyết tiết kiệm, nhiều người giật thột: Chị có biết mình đang dạy con vô ơn không?
"Sống cho hiện tại liệu có sai không?" - Bà mẹ này thắc mắc.