Thời của các reviewer đồ ăn trên mạng xã hội

Mạng xã hội càng phát triển, nghề food reviewer càng trở nên phổ biến dẫn đến hiện tượng "lạm phát" nghề reviewer ẩm thực.

Food reviewer (người đánh giá món ăn) còn được biết đến là những người chia sẻ những trải nghiệm ẩm thực, đánh giá về món ăn, thức uống, quán xá. Nghề này ngày phổ biến và được nhiều người theo đuổi, đặc biệt là các bạn trẻ. 

Với ẩm thực, GenZ ngày nay là những người sành ăn thật sự khi mở ra trào lưu review ẩm thực, food blogger. Quán mới nào mở, khu nào có bán món ngon, dù trong ngõ hẻm khó tìm, họ  đều lùng sục tận nơi và review rất bài bản, chi tiết. 

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Như lúc cần tham khảo địa chỉ để đi ăn, muốn biết review các món mới, dân tình lại tự tìm vào các tài khoản hoặc tìm theo hashtag thì sẽ ra cái mình đang kiếm. Những tài khoản Instagram này cũng đã góp phần hình thành một thói quen đi ăn uống, cafe rất mới của giới trẻ... Với một thị trường mà người dùng cảnh giác cao với những lời quảng cáo, thì những bài viết dạng chia sẻ kinh nghiệm ăn uống, hay lời khuyên từ nhóm tham khảo (người thân, bạn bè…) nhận được nhiều phản hồi tích cực. 

Tuy nhiên, hiện tượng tràn lan những người tự xưng là reviewer ẩm thực khiến những nội dung mà họ sản xuất trên mạng xã hội có chất lượng thất thường. Nhiều reviewer được cho là "không có tâm", chê bai bất chấp để thu hút lượt xem, mặt khác cũng có những reviewer chỉ "chuyên khen" do đã nhận tiền của quán. Ngoài ra còn dễ gây ra những cuộc tranh cãi giữa những người review và mãi không có hồi kết. 

Đơn cử như những ngày qua dân tình không khỏi xôn xao về màn đối đáp căng thẳng của các "chiến thần food review" đó là Nờ Ô Nô, Võ Hà Linh và Cô Gái Có Râu. Cùng review một món ăn nhưng họ lại đi theo 3 phong cách khác nhau. 

Thậm chí, nhiều nơi các quán ăn làm hẳn bảng hiệu với nội dung từ chối tiếp các TikToker đang “làm mưa làm gió”. Trong ảnh, quán có ghi: “Ở đây xin phép không tiếp các nhân vật này”. Trong bảng hiệu, quán đã photo ảnh của 2 TikToker để người khác dễ nhận diện.

Thời của các reviewer đồ ăn trên mạng xã hội

Dưới góc nhìn của những người kinh doanh, reviewer đã giúp nhiều quán tiếp cận được với nhiều khách hàng nhưng cũng có những đánh giá tiêu cực về quán ăn có thể khiến người xem trở nên nghi ngờ về chất lượng của quán và gây thiệt hại đển người kinh doanh. 

Ngoài ra, một số reviewer xem nhẹ tác động của mình đến khán giả, không tôn trọng người xem khiến xảy ra tình trạng "xem trên review một đằng, ra ngoài một nẻo. Trong khi đó, người dùng mạng xã hội cũng quên mất rằng những nhận định của reviewer chỉ là ý kiến chủ quan, việc đồ ăn có ngon hay không còn do cảm nhận của mỗi người. 

Tất nhiên, cái lợi mà việc review mang lại chính là chủ quan sẽ có thêm được kinh nghiệm và năng lực quản lý cửa hàng của mình như nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm, có kinh nghiệm xử lý thông tin trái chiều… Đồng thời, người đứng đầu có thể dựa vào đó để cửa hàng của mình được nhiều người biết đến hơn. Với những tác dụng trên, nhà hàng của bạn hoàn toàn có thể sử dụng những hội nhóm, hoặc những tín đồ ẩm thực để quảng cáo không “lộ liễu” mà khách hàng còn đến nườm nượp.

Việc review không chỉ quán ăn mà nhiều lĩnh vực khác nhận về sự chú ý lớn. Bởi lẽ, qua những video này mọi người có thể xác định được trước liệu sản phẩm có phù hợp hay tốt không. Nhiều người cho rằng những người review cần khách quan trong mọi lời nhận xét.

Thanh Mai

Bộ Y tế khẳng định đồng tính không phải là bệnh, không cần 'chữa'

Bộ Y tế khẳng định đồng tính không phải là bệnh, không cần "chữa"

Bộ Y tế khẳng định đồng tính hoàn toàn không phải là bệnh, nên không thể "chữa", không cần "chữa"...

Đọc nhiều nhất