Mỗi dịp Tết đến, mạng xã hội lại tràn ngập những câu chuyện hài hước về việc phụ huynh tìm đủ mọi cách để lấy lại tiền lì xì của con. Dù chúng ta có thể cười vui trước những tình huống này nhưng cũng cần suy ngẫm về cách xử lý tiền lì xì của trẻ. Liệu nên tịch thu toàn bộ số tiền hay để trẻ tự do sử dụng theo ý thích? Cách làm của cha mẹ có thể ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của con cái trong tương lai. Nếu cha mẹ có những quyết định đúng đắn ngay từ bây giờ, con cái sẽ được hưởng lợi sớm hơn.
Câu chuyện có thật ở Trung Quốc
Vũ Tử và Chí Cường là bạn cùng lớp, cũng là hàng xóm của nhau. Vũ Tử là một đứa trẻ ngoan ngoãn, hiểu chuyện. Mỗi năm nhận được tiền lì xì, mẹ cậu đều lấy hết và nói: "Con còn nhỏ, mẹ giữ giúp, đợi khi con trưởng thành sẽ trả lại toàn bộ". Dù có chút thất vọng nhưng cậu bé cũng không còn cách nào khác, chỉ có thể mong đến ngày mình trưởng thành.
Còn Chí Cường thì khác. Tiền lì xì mỗi năm của cậu đều được cha mẹ để tự do sử dụng. Vậy nên trong mắt bạn bè, Chí Cường như một "đại gia", ai cũng muốn được cậu mời đi ăn. Chí Cường cũng rất hào phóng, mỗi lần đều mời Vũ Tử và các bạn cùng lớp ăn uống, mua đồ chơi, tận hưởng niềm vui. Nhưng chỉ vài ngày là tiền lì xì đã hết sạch. Cậu bé không hề tiếc, vì cậu cho rằng có tiền thì phải tiêu.
![]() |
Tiền lì xì của trẻ có nên để cha mẹ giữ? |
Lớn lên, Chí Cường kiếm được bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, không hề biết tiết kiệm. Cậu còn làm thẻ tín dụng, chi tiêu trước trả sau. Năm này qua năm khác, cậu dần rơi vào cảnh nợ nần, đến mức phải xin tiền hưu của cha mẹ để trả nợ. Cha mẹ cậu thực sự đau đầu, vì con trai tiêu xài hoang phí, ngay cả việc tự nuôi sống bản thân cũng khó khăn.
Nhìn sang Vũ Tử, tình cảnh cũng chẳng khá hơn bao nhiêu. Từ nhỏ cậu chưa từng tự quản lý tiền lì xì, cũng không có tiền tiêu vặt, mọi thứ đều do cha mẹ mua sắm. Vì vậy, cậu không biết cách tiêu tiền hợp lý hay quản lý tài chính.
Đến khi đi làm, cậu cũng không tiết kiệm được bao nhiêu, đôi khi lương một tháng còn không đủ tiêu, phải nhờ cha mẹ hỗ trợ tài chính. Hơn nữa, mối quan hệ giữa cậu và cha mẹ cũng không tốt. Ngoài việc xin tiền, cậu hầu như không nói chuyện với họ, điều này khiến cha mẹ cậu vô cùng thất vọng.
Tiền lì xì bị tịch thu và để con tự do tiêu, 20 năm sau sẽ có gì khác biệt?
1. Trẻ bị tịch thu toàn bộ tiền lì xì
Những đứa trẻ này không có cơ hội học hỏi và thực hành cách sử dụng tiền từ nhỏ, dẫn đến thiếu kinh nghiệm quản lý tài chính khi trưởng thành. Khi đối mặt với các khoản chi tiêu cần thiết như tiền thuê nhà, điện nước, y tế, ăn uống, giải trí hay học tập, họ thường không biết cách lập kế hoạch hợp lý.
![]() |
Hậu quả là họ chi tiêu bừa bãi, không có thói quen tiết kiệm hay đầu tư. Tài chính cá nhân luôn bấp bênh và phụ thuộc quá nhiều vào cha mẹ, khó có thể đạt được sự độc lập kinh tế.
Ngoài ra, sâu thẳm trong lòng họ sẽ hình thành suy nghĩ rằng "tiền là do cha mẹ quyết định, mình chẳng có quyền kiểm soát, vậy thì kiếm ít hay nhiều có gì quan trọng đâu".
Điều này có thể dẫn đến thái độ thụ động với tiền bạc, thiếu động lực kiếm tiền và khó đạt được thành công lớn trong sự nghiệp. Mối quan hệ giữa họ và cha mẹ cũng dễ trở nên căng thẳng vì sự bất mãn.
2. Trẻ được tự do tiêu tiền lì xì
Trẻ nhỏ thường chưa có ý thức tự giác cao, khó kiểm soát ham muốn. Nếu cha mẹ đưa toàn bộ tiền lì xì mà không hướng dẫn cách sử dụng, trẻ rất dễ hình thành thói quen chi tiêu hoang phí.
Khi trưởng thành, dù có thu nhập tốt, họ vẫn khó tiết kiệm và dễ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất, giống như trường hợp của Chí Cường đã đề cập ở trên.
![]() |
Những người này cũng có xu hướng đánh giá thành công qua vật chất, cho rằng việc sở hữu hàng hiệu, xa xỉ phẩm là thước đo giá trị bản thân. Họ thiếu kiểm soát trước những cám dỗ, chẳng hạn như nhìn thấy một bộ sưu tập thời trang mới ra mắt, dù trong tủ đã có rất nhiều quần áo, họ vẫn mua ngay mà không suy nghĩ.
Sự tiêu dùng bốc đồng này có thể khiến họ dần hình thành tính cách ích kỷ, thiếu hiểu biết về sự vất vả của cha mẹ và không có lòng biết ơn.
Dù là tịch thu toàn bộ hay cho tự do tiêu, cả hai cách đều có mặt trái. Một đứa trẻ không được rèn luyện kỹ năng tài chính từ nhỏ có thể gặp khó khăn trong quản lý tiền bạc khi lớn lên.
Cách tốt nhất để xử lý tiền lì xì của trẻ đó là hướng dẫn trẻ cách quản lý tài chính từ sớm, giúp trẻ học cách tiết kiệm, chi tiêu hợp lý và đầu tư có kế hoạch.
5 dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá nhiều tinh bột và tăng cân quá nhanh, có dù chỉ một cũng phải cẩn thận
Khi bạn đang tăng cân âm thầm, cơ thể sẽ có 5 dấu hiệu rõ ràng nhưng khá nhiều người bỏ qua, cần tự kiểm tra và phát hiện sớm.