Tại Diễn đàn, các chuyên gia, nhà khoa học thảo luận về những xu hướng mới nhất trong phát triển đô thị xanh, những bài học kinh nghiệm từ những thách thức phải đối mặt và các giải pháp phù hợp, hữu hiệu vào quy hoạch và quản lý đô thị nhằm tạo một bước tiến quan trọng, giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững mà không đánh đổi môi trường sống của thế hệ mai sau…
Phát biểu khai mạc diễn đàn, PGS.TS Nguyễn Thành Lợi – Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị cho biết, ngày 27/11, tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm dành nhiều thời gian nói về 2 vấn đề rất quan trọng là ô nhiễm môi trường và ùn tắc giao thông. Trong đó, nhiệm vụ trước mắt là xử lý ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là sông Tô Lịch. Đặc biệt, hiện nay vấn đề đô thị hóa đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng trên toàn cầu, mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhưng cũng đặt ra không ít thách thức về môi trường, xã hội và văn hóa.
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi – Tổng Biên tập Báo Kinh tế & Đô thị |
Trước thực trạng đó, khái niệm "đô thị xanh" đã nổi lên như một hướng đi không thể thiếu để đảm bảo sự phát triển hài hòa giữa con người và thiên nhiên. Đô thị xanh không chỉ là những không gian với nhiều cây xanh, mà còn là sự tích hợp của các giải pháp sáng tạo trong sử dụng năng lượng, quản lý nguồn nước, giao thông và công nghệ thông tin.
Theo PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, một trong những trọng tâm quan trọng của diễn đàn lần này là bàn thảo, đưa ra các giải pháp phù hợp, hữu hiệu vào quy hoạch và quản lý đô thị nhằm tạo một bước tiến quan trọng, giúp đạt được các mục tiêu phát triển bền vững mà không đánh đổi môi trường sống của thế hệ mai sau. Bên cạnh đó, sự tham gia và cam kết từ các bên liên quan, từ chính phủ, doanh nghiệp đến cộng đồng dân cư, cũng là chìa khóa để thúc đẩy quá trình chuyển đổi này.
Đối với Hà Nội, theo PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Thủ đô ngàn năm văn hiến của Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng. Với dân số liên tục gia tăng và áp lực ngày càng lớn từ sự phát triển kinh tế, vấn đề môi trường trở thành một mối quan tâm hàng đầu đối với thành phố. Hà Nội đang hướng tới việc phát triển đô thị xanh một cách toàn diện và bền vững. Đô thị xanh không chỉ dừng lại ở việc tăng cường diện tích cây xanh, mà còn bao gồm nhiều khía cạnh khác như kiến trúc bền vững, giao thông thân thiện với môi trường và quản lý năng lượng hiệu quả.
Một trong những hạt nhân của sự phát triển đô thị xanh là việc ưu tiên quy hoạch không gian công cộng và hệ thống cây xanh, trong thời gian tới vấn đề cấp bách là làm thế nào để làm sạch Sông Tô Lịch – dòng sông có ý nghĩa lịch sử, văn hóa với Thủ đô Hà Nội.
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Hà Minh Hải |
Theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Hà Minh Hải, Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước, là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, một đô thị đặc biệt với vai trò là đầu tàu về văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ, kinh tế và hội nhập quốc tế của cả nước. Hà Nội là một trong 20 Thủ đô có diện tích tự nhiên lớn nhất thế giới, đồng thời là một trong những điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư và khách du lịch quốc tế. Hà Nội cũng tự hào có một lực lượng lao động trẻ, năng động, sáng tạo, sẵn sàng đón nhận những cơ hội và thách thức trong thời kỳ toàn cầu hóa. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng, TP cũng phải đối mặt với những thách thức lớn như: mật độ dân cư đông đúc, quá tải hệ thống y tế và giáo dục, cùng những vấn đề ô nhiễm không khí, nguồn nước, ùn tắc giao thông...
Theo Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị định hướng “xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển... Tạo chuyển biến rõ nét trong công tác bảo vệ môi trường,… thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí; xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường nước các hệ thống sông, hồ; hoàn thành cải tạo môi trường Sông Nhuệ - Sông Đáy, sông Tô Lịch; các chương trình chống úng, ngập; hạ tầng xử lý rác thải, nước thải, cây xanh đô thị... theo quy hoạch”.
Cùng với Chiến lược Quốc gia về Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, Kế hoạch Hành động Quốc gia về Tăng trưởng Xanh... TP đã cụ thể hóa các định hướng, tầm nhìn chiến lược vào hai quy hoạch và Luật Thủ đô sửa đổi; trong đó các từ khóa “xanh”, “số”, “thông minh”, “bền vững”, đã được cấy gen vào các quy hoạch. TP cũng đang xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật phù hợp với định hướng thủ đô “Văn hiến - văn minh - hiện đại”, xanh, thông minh, thành phố kết nối toàn cầu.
Với mục tiêu hướng tới là đưa Hà Nội trở thành một trong những hình mẫu của đô thị xanh, thông minh, có bản sắc của một Thủ đô ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ tinh hoa văn hóa của Dân tộc Việt Nam, trong đó:
Thứ nhất, quy hoạch và phát triển không gian xanh, không gian công cộng, không gian ngầm, không gian trên cao, không gian số. Mọi dự án phát triển phải lấy tiêu chí xanh làm nền tảng. Các không gian xanh không chỉ tăng cường môi trường sống trong lành mà còn giúp gắn kết cộng đồng.
Thứ hai, cụ thể hóa Luật Thủ đô với phương châm “Thể chế thông thoáng - quản trị thông minh - nhận thức, tư tưởng thông suốt”. Với 3 “Quy” đồng bộ để tổ chức thực hiện hiệu quả “Quy hoạch chi tiết - Quy chế, quy trình - Quy chuẩn, tiêu chuẩn”.
Thứ ba, đẩy mạnh ba chuyển đổi là chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, chia sẻ; ứng dụng công nghệ số. “Chuyển đổi số là chìa khóa để phát triển nhanh bền vững”. Công nghệ được xác định là đòn bẩy quan trọng, giúp quản lý đô thị hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên. Tập trung đầu tư xây dựng các hệ thống giám sát môi trường, quản lý chất thải và tiết kiệm năng lượng, đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực công nghệ xanh, nhằm tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển đô thị bền vững.
Việc xây dựng và phát triển đô thị thông minh không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, mà còn tối ưu hóa công tác quản lý và vận hành đô thị thông qua ứng dụng các công nghệ tiên tiến như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) và blockchain. Các công nghệ này được tích hợp vào nhiều lĩnh vực quan trọng như giao thông, năng lượng, môi trường và dịch vụ công, giúp giảm ùn tắc, tiết kiệm tài nguyên, thúc đẩy năng lượng tái tạo và phát triển kinh tế số. Không dừng lại ở đó, đô thị thông minh còn tạo môi trường thuận lợi để người dân tham gia sâu hơn vào quá trình quản lý, minh bạch hóa hoạt động hành chính và khuyến khích sự đổi mới sáng tạo.
Thứ tư, phát triển giao thông xanh, thông minh, tăng cường đầu tư cho các hệ thống giao thông công cộng như mạng lưới metro, xe buýt nhanh, và khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông xanh. Đồng thời, nghiên cứu để xây dựng tiêu chí xây dựng và ban hành các quy định về tiêu chí, điều kiện, trình tự, thủ tục xây dựng “vùng phát thải thấp”.
Thứ năm, tăng cường ý thức cộng đồng. Ý thức cộng đồng đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy lối sống xanh bền vững. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của từng cá nhân về vai trò và trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống. Những thông điệp ý nghĩa, những câu chuyện thành công về lối sống xanh sẽ được lan tỏa rộng rãi để khuyến khích cộng đồng cùng hành động. Tinh thần chung tay của cả cộng đồng chính là nền tảng vững chắc để hướng tới một đô thị xanh, đáng sống và phát triển bền vững.
Thứ sáu, “Tầm sư học đạo”, đẩy mạnh hợp tác quốc tế. Hợp tác quốc tế là chìa khóa quan trọng để chúng ta tiếp cận các kinh nghiệm quý báu và công nghệ tiên tiến từ những đô thị xanh hàng đầu thế giới, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững. Thông qua các mối quan hệ hợp tác đa phương và song phương, chúng ta có thể tiếp nhận những giải pháp sáng tạo, các mô hình phát triển hiệu quả đã được kiểm chứng, từ đó áp dụng một cách phù hợp vào thực tiễn.
PGS.TS. Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam |
Phát biểu tại Diễn đàn PGS.TS. Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam đánh giá cao chủ đề hôm nay mà Báo Kinh tế và Đô thị đã chọn, đây là vấn đề rất nóng và xu hướng thời đại nhận được sự quan tâm và nhận thức lãnh đạo cấp cao đến vấn đề này đó là tín hiệu rất mừng.
Hà Nội là trái tim của cả nước thì thì ai ai cũng cũng biết, nhưng làm thế nào để trái tim được, khỏe, đẹp, mạnh mẽ.. thì đó mới là vấn đề. Vì vậy thông qua diễn đàn PGS.TS. Bùi Thị An kiến nghị một số vấn đề.
Thứ nhất, “đề nghị các lãnh đạo thành phố nâng cao nhận thức của tất cả các cấp như, các cấp lãnh đạo, các cấp quản lý, cộng đồng, cộng đồng thì bao gồm các nhà khoa học trí thức, cũng như người dân và doanh nghiệp…” phải nâng cao nhận thức về môi trường.
Vai trò của truyền thông rất là lớn vì vậy mọi người dân phải không nhận thức được môi trường quan trọng đến mức nào. Bởi vì ảnh hưởng của môi trường không ngay tức khắc như ngộ độc thực phẩm mà môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ con người từ từ, dần dần, vì sức khỏe an sinh xã hội của Hà Nội là vô cũng lớn, nó là vô giá, và không có giá nào trả được.
Thứ hai, trong môi trường chọn được sông Tô Lịch để cải tạo là rất đúng vì sông Tô Lịch như là hệ thống mạch máu chảy về tim, vừa mang tính chất văn hoá vừa linh thiêng… Nếu như lãnh đạo thành phố lần này chỉ đạo làm sạch được các dòng sông ở Hà Nội thì đó là niềm mơ ước của toàn người dân Hà Nội.
Vì vậy PGS.TS. Bùi Thị An mong muốn "các lãnh đạo tiếp tục lắng nghe các phương án giải pháp của các nhà khoa học và lựa chọn các phương án tốt nhất".
"Trong vấn đề chỉ đạo cần cụ thể, rõ ràng, minh bạch từng đoạn một, từ vấn đề lựa chọn nhà thầu, và giao cho ai, phương án như thế nào, kinh phí là bao nhiêu …? khi đó người dân cán bộ và giới khoa học trí thức có thể đóng góp. Và vấn này hãy để người dân giám sát, nếu như được sự đồng thuận của người dân Hà Nội thì đó là một sức mạnh vô biên. Và các cấp đã chỉ đạo thì phải quyết liệt đến cùng, ai làm tốt thì khen ai làm sai thì xử phạt theo chế tài". PGS.TS. Bùi Thị An, Phó Chủ tịch Hội Nữ trí thức Việt Nam nhấn mạnh.
Cuối cùng, là vấn đề quản lý dòng sông sau khi được xử lý hãy trao quyền quản lý cho Bí thư các quận huyện quản lý như, bao nhiêu mét, trồng hoa, xây kè, đổ thải…thắt chặt quản lý.
Năng lượng xanh là chìa khóa cho sự phát triển bền vững
Ngày 27/9, Công ty Cổ phần Phát triển năng lượng xanh Intech tổ chức hội thảo “Xanh hóa” năng lượng trong sản xuất với giải pháp bền vững cho tương lai.