Một đứa trẻ có phát triển lành mạnh cả về thể chất và tinh thần hay không thì phần nhiều phụ thuộc vào gia đình, mà ở đây chính là ảnh hưởng của người cha, người mẹ.
Tâm lý trẻ không có bố thường có những thiếu hụt và xáo động. Sự phát triển tâm sinh lý lành mạnh của các trẻ được tác động nhiều từ việc hoàn thành tốt vai trò của cả bố lẫn mẹ trong suốt quá trình nuôi dưỡng trẻ. Vậy, tâm lý trẻ không có bố có những đặc điểm gì, các mẹ cùng tìm hiểu để có định hướng nuôi dạy con thật tốt nhé!
Uy quyền của người bố là then chốt của sự hòa hợp trong gia đình. |
1. Sự thiếu hụt vai trò người bố ảnh hưởng đến tâm lý trẻ thế nào?
Theo G. Robin, uy quyền của người bố là then chốt của sự hòa hợp trong gia đình. Và dựa vào uy quyền đó mà người mẹ cũng hình thành những nguyên tắc, những luật lệ cho con của mình, tạo nên sự cân bằng trong sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Và sự vắng mặt của người bố đồng nghĩa với việc phá vỡ sự cân bằng đó.
Nói một cách khác, tâm lý trẻ không có bố theo đó không thể phát triển cân bằng và lành mạnh bền vững. Ngay từ khi nhận thức được bản thân không có bố, trẻ đã bắt đầu cảm thấy sự thiếu thốn về tình thương, về người dẫn dắt cứng rắn trong gia đình, về cảm giác được bảo vệ.
Không có bố, tâm lý trẻ sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực, nhất là trong quá trình phát triển nhân cách. Theo nhà Tâm lý học Sigmund Freud, người bố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ. Người bố chính là “đối thủ” của trẻ trai trong việc chiếm hữu tình cảm của người mẹ, và mặt khác, người bố cũng chính là “món quà” mà trẻ gái phải đấu tranh với mẹ để chiếm hữu. Nếu người bố làm tốt vai trò “đối thủ” hay “món quà” của mình, đứa trẻ sẽ đồng nhất với người bố của mình, phát triển nhân cách lành mạnh, phát triển “sức mạnh của tính cách”.
Ngược lại, người cha nhu nhược, vai trò mờ nhạt, không kỷ cương và luật lệ sẽ là nguyên nhân của những sự lệch lạc, những rối nhiễu trong ứng xử của trẻ về sau. Như vậy, có thể thấy sự phát triển tâm lý trẻ không có bố có xu hướng không cân bằng, đứa trẻ sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào những quyết định của người mẹ. Còn mẹ thì hoài loay hoay tìm lời giải đáp hợp lý đối mặt với câu hỏi "bố đâu?" của con mà không gây tổn thương đến tâm hồn trẻ nhỏ.
Nếu người cha nhu nhược, không kỷ cương và luật lệ sẽ là nguyên nhân của những sự lệch lạc, những rối nhiễu trong ứng xử của trẻ về sau. |
2. Sự phát triển tâm lý trẻ không có bố
Việc không có cơ hội tương tác với người bố khiến cho trẻ lúng túng và không tìm được hình mẫu lý tưởng để hướng tới, đồng thời trải qua nhiều giai đoạn khó khăn trong quá trình trưởng thành. Trong trường hợp này, sự phát triển tâm lý trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực mạnh mẽ hơn ở bé trai so với bé gái.
Đối với các bé trai không có bố, trẻ sẽ không biết được vai trò người đàn ông thông qua bố và đồng hóa với giá trị đó. Tâm lý trẻ không có bố này thích nghi kém hơn và gặp nhiều khó khăn hơn trong quan hệ tương tác với các trẻ khác cùng chơi. Sau này, khi lớn lên trẻ sẽ khó khăn trong việc xây dựng mối quan hệ nam nữ với người bạn khác giới của mình. Trong suốt thời gian dài bám dính vào mẹ, không có “đối thủ” cạnh tranh, không có bố để nuôi dưỡng quyền lực của đàn ông, trẻ trai nguy cơ thiếu nam tính.
Đối với các bé gái không có bố, trẻ sẽ không cảm nhận được vai trò là con gái của mình, đặc biệt, trẻ có xu hướng không tạo dựng tốt quan hệ với bạn trai. Quá trình bám dính mẹ mà không xuất hiện sự cạnh tranh để giành bố, không có bố để bày tỏ nữ tính của mình, những đứa trẻ gái lại tự đồng nhất mình với mẹ, trở nên người có nam tính như cách người mẹ một mình gồng gánh chăm sóc cho cả gia đình. Khi này, cách mẹ đơn thân nuôi dạy con như thế nào cho phù hợp và tế nhị để bé nhận định rõ vai trò, cũng như xác định được mình thực sự là ai, mình mong muốn điều gì rất quan trọng.
Tâm lý trẻ không có bố có nhiều bất ổn và bản thân chúng cũng tự cố gắng để lớn lên. |
Hành vi trong tâm lý trẻ không có bố có xu hướng lệch lạc. Một nghiên cứu cho thấy trẻ không có bố có chỉ số IQ thấp hơn và khả năng phán đoán về mặt xúc cảm cũng kém hơn. Hay theo một thống kê nước ngoài thì 95% trẻ vị thành niên phạm pháp trong thành phố Boston “không có cha” và đó là nguyên nhân cơ bản dẫn chúng đến chỗ phạm tội.
Trong các gia đình thiếu vắng người cha, trẻ thường những thần tượng bên ngoài gia đình để thay thế làm hình mẫu bắt chước noi theo, trẻ tin ở sách báo, phim ảnh để tìm ra giá trị của mình. Đối với sự phát triển tâm lý trẻ không có bố, khó khăn chính lại ở chỗ khó xây dựng cho mình một cuộc sống độc lập. Đó thường là những trẻ lớn, là con cả trong gia đình. Không có bố, những đứa trẻ này buộc phải trở thành chỗ dựa cho các em, thậm chí cho cả mẹ. Chúng phải lo toan gánh vác mọi việc trong gia đình, là người thay thế cha mẹ để nuôi dạy các em. Do bị ràng buộc bởi trách nhiệm, chúng không nỡ tách ra khỏi gia đình khi đã trưởng thành để gây dựng cho mình cuộc sống riêng.
Có thể thấy, tâm lý trẻ không có bố có nhiều bất ổn và bản thân chúng cũng tự cố gắng để lớn lên. Chúng cần nhận được sự quan tâm và hướng dẫn đúng mực, để tránh những xu hướng phát triển tiêu cực xảy ra.
Đương nhiên, không ai muốn con mình không có bố cả, nên nếu các mẹ nào đang ở trong trường hợp bất đắc dĩ này, cũng nên hiểu tâm lý của con trẻ để có định hướng tốt nhất cho con nhé!
4 năm liền nhắn tin cho người bố đã khuất, cô gái thảng thốt khi nhận lời hồi đáp từ điện thoại "phía bên kia"
Câu chuyện xúc động đang gây sự chú ý của cộng đồng mạng.