Đam mê sinh vật và nghiên cứu về vi sinh, các chế phẩm vi sinh cải tạo đất của TS. Nguyễn Thu Hà, Trưởng bộ môn vi sinh vật thuộc Viện Thổ nhưỡng và Nông hóa nâng cao sản lượng cây trồng nhưng vẫn đảm bảo vấn đề môi trường.
TS. Nguyễn Thu Hà và cộng sự đã nghiên cứu chế phẩm vi sinh cải tạo đất |
TS. Nguyễn Thu Hà cho biết, theo nghiên cứu của Viện Nông hóa và Thổ nhưỡng, trung bình lượng phân bón mỗi năm ở Việt Nam đạt khoảng 11 triệu tấn/ năm, trong đó 90 % là phân bón vô cơ. Với số lượng phân bón khổng lồ trên Việt Nam bị liệt vào nước sử dụng phân bón hóa học vào hạng cao nhất thế giới. Tuy nhiên việc sử dụng phân bón ở nước ta chỉ đạt hiệu suất trên 40%, ở một số vùng tỉ lệ này còn thấp hơn, chỉ từ 10-20%. Cụ thể tỉ lệ hấp thụ phân bón của cây trồng với lân chỉ đạt 25-35%; kali là 50-60%; đạm là 40-45%, còn lại số phân bón dư thừa sẽ tích tụ trong đất ở dạng khó tan mà cây trồng không hấp thụ được. Điều này vừa gây hại cho đất vừa gây lãng phí.Như vậy mỗi năm Việt Nam mất khoảng 4,62 triệu tấn phân bón gây lãng phí lớn cho người nông dân. Việc sử dụng quá nhiều phân bón hóa học cũng làm cho đất ngày càng thoái hóa, dinh dưỡng bị mất cân đối dẫn đến việc trồng trọt, canh tác giống cây trồng về sau ngày càng khó khăn.
Hiện nay diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp dần do việc sử dụng phân bón hóa học cùng việc thâm canh tăng vụ chưa chú trọng sử dụng phân bón vi sinh vật ,phân hữu cơ vi sinh vật đã và đang làm cho cấu trúc của đất và dinh dưỡng của đất bị thay đổi. Điều này dẫn đến nguy cơ làm suy giảm độ phì nhiêu thực tế thiếu hụt các chất dinh dưỡng, đất bạc màu, khả năng giữ nước và phân bón kém, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng cũng như thu nhập của người nông dân. Mặt khác, với tình trạng biến đổi khí hậu hiện nay, nhiều vùng đất bị khô hạn, rửa trôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh trưởng và năng suất cây trồng.
Các sản phẩm vi sinh lần đầu tiên được sử dụng trên cỏ vào năm 2010, và việc sử dụng chúng đã được mở rộng sang các loại đất và cây trồng khác nhau như cây ăn quả, rau, đậu phộng, chè, cà phê, hồ tiêu và cây điều ở các tỉnh khác nhau của Việt Nam |
Nhận rõ tầm quan trọng của việc cải tạo đất để tăng dinh dưỡng cho cây trồng, nâng cao sản lượng, đảm bảo vấn đề môi trường cho cộng đồng, TS. Nguyễn Thu Hà và cộng sự đã nghiên cứu chế phẩm vi sinh cải tạo đất. Đây là sản phẩm đề tài cấp nhà nước thuộc chương trình trọng điểm phát triển công nghệ và ứng dụng sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020; nghiên cứu và phát triển các giải phát sinh học nhằm cải tạo đất bạc màu. TS. Nguyễn Thu Hà và nhóm cộng sự đã lấy đất ở các vùng đất khô cằn, nghèo dinh dưỡng để tiến hành nghiên cứu và tìm ra nguyên lý làm giầu cho từng loại đất.
Tăng chất lượng và độ ẩm của đất
Sản phẩm của TS. Nguyễn Thu Hà chứa hỗn hợp vi sinh vật và được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm đầu tiên nhắm mục tiêu chuyển hóa dinh dưỡng bằng cách tăng lượng phốt pho, kali có sẵn trong đất và mật độ vi sinh vật có lợi. Chị giải thích rằng những sản phẩm đó giúp cây trồng tiếp cận dinh dưỡng trong đất và tăng tốc độ tăng trưởng, năng suất cây trồng và lợi nhuận cho nông dân. Chị nói thêm, vi sinh vật trong sản phẩm an toàn cho con người và môi trường. Nhóm thứ hai chứa các vi sinh vật sẽ giúp đất giữ được độ ẩm ở những vùng bị hạn hán.
Các sản phẩm của TS. Nguyễn Thu Hà kết hợp các vi sinh vật cụ thể với bột sắn và được điều chỉnh cho các loại cây trồng khác nhau. Các sản phẩm này là một giải pháp bền vững và giá cả phải chăng cho nông dân vì chi phí xử lý một ha khoảng 100 USD và giảm 15-20% sử dụng phân bón hóa học.
Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất của TS. Nguyễn Thu Hà đã đạt giải bạc và giải đặc biệt tại Triển lãm Quốc tế về Sáng chế của Phụ nữ tại Hàn Quốc năm 2019 và một số giải thưởng trong nước.
Từ cỏ đến toàn bộ cây trồng
Theo TS. Nguyễn Thu Hà, các sản phẩm vi sinh lần đầu tiên được sử dụng trên cỏ vào năm 2010, và việc sử dụng chúng đã được mở rộng sang các loại đất và cây trồng khác nhau như cây ăn quả, rau, đậu phộng, chè, cà phê, hồ tiêu và cây điều ở các tỉnh khác nhau của Việt Nam. Theo SFRI, tổng diện tích 100 ha tại các vùng trồng lạc và xoài của tỉnh Bình Định và Nghệ An, nơi có đất pha cát, đã được xử lý bằng các sản phẩm của cô, giúp năng suất tăng 15-20%.
Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thu Hà bao gồm các sản phẩm vi sinh vật hỗn hợp, các chế phẩm cố định đạm và hòa tan phốt pho, và các chế phẩm để bẫy tuyến trùng, là những loài giun ký sinh trên thực vật |
Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thu Hà bao gồm các sản phẩm vi sinh vật hỗn hợp, các chế phẩm cố định đạm và hòa tan phốt pho, và các chế phẩm để bẫy tuyến trùng, là những loài giun ký sinh trên thực vật. TS. Nguyễn Thu Hà cũng đang thực hiện một dự án song phương với các đối tác từ Ý về phát triển phân bón sinh học vi sinh cho cây cà phê canephora (Robusta) tại Việt Nam. Dự án do Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ Sinh học Quốc tế, Bộ Ngoại giao Ý và Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đồng tài trợ.
80% sản phẩm đang chờ được thương mại hóa
TS. Nguyễn Thu Hà nhận Giải vàng Triển lãm quốc tế sáng chế của phụ nữ tổ chức tại Hàn Quốc với sản phẩm là chế phẩm vi sinh cải tạo đất |
TS. Nguyễn Thu Hà đã được cấp bằng sáng chế hữu ích về chế phẩm vi sinh cải tạo đất. Chị cũng là đồng tác giả của hai bằng sáng chế tiện ích được cấp.
Dù được nông dân khen ngợi nhiều, nhưng nhiều sản phẩm của TS. Nguyễn Thu Hà vẫn chưa được thương mại hóa. Chị trăn trở: “Hiện tôi mới có 2 sản phẩm được thương mại hoá, cò lại hầu hết sản phẩm (80%) chưa được thương mại hoá. Một số có đăng ký bản quyền: giải pháp hữu ích hoặc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Các sản phẩm của tôi chưa thương mại hoá được do phân bón là mặt hàng có điều kiện. Muốn sản xuất hoặc thương mại phải tuân thủ các qui định của Bộ: Sản phẩm được khảo nghiệm, cơ có đơn vị được chỉ định có khả năng đánh giá chất lượng sản phẩm, sở sản xuất đủ điều kiện, … Các yêu cầu này Viện nghiên cứu sẽ không đáp ứng được. Bên tôi có hợp tác với một số công ty trong việc thương mại hoá sản phẩm. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn như kinh phí cho khảo nghiệm quá lớn, chưa có đơn vị được chỉ định có khả năng đánh giá chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các chỉ tiêu / vi sinh vật có hoạt tính mới”.
Là người được hưởng lợi từ các buổi đào tạo của WIPO về Sở hữu trí tuệ, TS. Nguyễn Thu Hà cho biết là mình đã học được rất nhiều điều từ các buổi đó, đặc biệt là cách giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường một cách hiệu quả. Cũng vì ý thức được vai trò của sở hữu trí tuệ đối với kết quả nghiên cứu, TS. Nguyễn Thu Hà cũng cảm thấy lo ngại khi việc bảo vệ kết quả nghiên cứu khoa học đang phải đối mặt với nhiều thách thức khi mà vấn nạn ăn cắp ý tưởng nghiên cứu, đánh cắp sản phẩm ngày càng nhiều. “ Đối với nghiên cứu về chế phẩm vi sinh vật thì các chủng vi sinh vật rất dễ bị lấy cắp”- TS.Nguyễn Thu Hà khẳng định.
Trong lúc chờ đợi các sản phẩm của mình được thương mại hóa, TS. Nguyễn Thu Hà vẫn tiếp tục thực hiện các nghiên cứu làm giầu dinh dưỡng cho đất. “Tôi đang thực hiện dự án hợp tác với Italia về nghiên cứu metagenome khu hệ vi sinh vật vùng rễ cây cà phê nhằm nghiên cứu, sản xuất chế phẩm vi sinh vật giúp hạn chế bệnh vùng rễ, tăng năng suất cây trồng, tăng lợi nhuận cho nông dân”-TS. Nguyễn Thu Hà chia sẻ.
Chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất của TS Nguyễn Thu Hà: Giải pháp hữu hiệu cho đất bạc màu
Chế phẩm vi sinh cải tạo đất của TS Nguyễn Thu Hà có chứa các vi sinh vật có hoạt tính cố định nitơ, phân giải phốt phát khó tan