Từ câu chuyện của bà mẹ có "đứa con hư": Yêu thì yêu nhưng TUYỆT ĐỐI không được nuông chiều con ở những điều này!

Khi đối mặt với những điều sau đây ở trẻ, cha mẹ đừng vì tình yêu dành cho con mà nhượng bộ.

Những chia sẻ dưới đây của một vị phụ huynh tại Trung Quốc khiến không ít người phải suy ngẫm:

Tình yêu dành cho con cái là bản năng của cha mẹ, nhưng tình yêu này phải phải giao thoa với cả lý trí. Nhiều phương pháp giáo dục hiện đại ngày nay chỉ ra phụ huynh nên khoan dung với con cái và đối diện với con cái bằng thái độ bao dung. Nhiều phụ huynh đã nhận ra điều này. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể khoan dung với trẻ em, đôi khi sự nuông chiều quá mức chỉ khiến trẻ trở nên "hư". Khi đối mặt với những điều sau đây ở trẻ, cha mẹ đừng vì tình yêu dành cho con mà yếu mềm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cách đây vài ngày, tôi đến nhà một người bạn chơi và tình cờ thế nào lúc đó nhà họ cũng có khách. Khi ấy, tôi thấy một vài đứa trẻ cùng ngồi chơi đồ chơi với nhau. Vì là trẻ con mà, một tí chúng lại chí chóe với nhau và đám trẻ tôi vừa nhìn thấy cũng không phải ngoại lệ. Chẳng bao lâu sau, chúng bắt đầu xích mích với nhau, một đứa trẻ nhào sang cắn tay một đứa trẻ khác nhằm mục đích giật món đồ chơi mà nó thích.

Lúc này, phụ huynh của đứa trẻ vừa cắn tay bạn kia mà không có phản ứng gì. Hành động ngó lơ đi mọi thứ và coi rằng đó là "chuyện của trẻ em" như vậy của bà mẹ thực chất đang gián tiếp tạo ra một đứa trẻ hư và trong tương lai, phụ huynh đó sẽ là "mẹ của một đứa trẻ hư". Cách xử lý tốt nhất lúc này theo tôi nghĩ chính là chúng ta cần chỉ ra lỗi sai của đứa trẻ cắn vừa cắn tay bạn để giành đồ chơi, phụ huynh cũng nên yêu cầu chúng tự mình xin lỗi vì những lỗi lầm mà bản thân gây ra, thay vì để cha mẹ làm thay. Và phải làm cho trẻ hiểu rằng, nếu bạn nhỏ kia không muốn cho con mượn đồ chơi thì phải chấp nhận bởi đó không phải là đồ chơi của con. Trong cuộc sống cũng thế, không phải lúc nào mọi thứ cũng theo ý muốn của mình, càng sớm cho trẻ hiểu điều này càng tốt.

Ngay kể cả khi món đồ chơi đó của bạn tình cờ bị rơi xuống đất, thì con vẫn không được tự động "chiếm hữu" nó bởi nó vẫn đang thuộc phạm vi kiểm soát của người khác. Nếu con biết món đồ đó là của ai, thì con cần phải trả lại cho họ. 

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một trường hợp khác, nhiều đứa trẻ khi đi ngang qua các cửa hàng đồ chơi, thấy món đồ chơi mà bản thân hằng mơ ước, chúng sẽ tìm mọi cách làm phiền cha mẹ để mua bằng được nó cho mình. Lúc này, thái độ của phụ huynh cần phải mạnh mẽ, không thể vì trẻ khóc lóc, mè nheo mà "xuống nước" mua đồ chơi cho chúng vì có một lần sẽ có lần thứ hai, thứ ba... Sau khi trẻ bình tĩnh trở lại, chúng ta có thể giảng giải cho trẻ hiểu rằng, nhiều lúc không phải cứ khóc lóc là có thể giải quyết vấn đề. Đôi khi khóc lóc chỉ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, khi làm việc xấu, trẻ sẽ nói dối vòng vo để trốn tránh trách nhiệm. Ý thức trách nhiệm là rất quan trọng đối với một người, chúng ta cần nuôi dưỡng tính tự chịu trách nhiệm trong trẻ. Nếu làm sai thì phải biết nhận lỗi còn nếu không phải do bản thân làm dù người khác nói gì thì cũng không "chịu trách nhiệm". Hãy nói với trẻ: "Mẹ thích những đứa trẻ trung thực, dũng cảm chịu trách nhiệm với hành vi của mình, con là đứa trẻ tuyệt vời nhất". Những lời nói tích cực của phụ huynh sẽ nuôi dưỡng tính cách tốt trong trẻ.

Theo Sohu

Đông