Từng tính "hất cẳng Samsung, đè bẹp Apple", nay người Trung Quốc lại than trời dù điện thoại nội vẫn bán tốt?

Hóa ra smartphone Trung Quốc không thực sự "mạnh" như những gì chúng ta luôn nghĩ.

“Cú tát thẳng mặt”

Với hàng tỷ dân và việc phổ cập smartphone (điện thoại thông minh) ở mức cao, Trung Quốc là thị trường smartphone lớn nhất thế giới và doanh số bán điện thoại ở nước này chiếm khoảng 25% doanh số toàn cầu.

Các thương hiệu smartphone của Trung Quốc cũng rất mạnh – với top 5 thương hiệu toàn cầu có 3 đến từ Trung Quốc là Xiaomi, OPPO và VIVO.

Và nếu tính tới top 10 thì Trung Quốc chiếm 8 bao gồm 3 thương hiệu nói trên cùng Huawei, Lenovo, Honor, Realme, Transsion…

Điện thoại thương hiệu Trung Quốc chiến gần 60% thị phần thế giới – có thể nói về thị phần thì quả thực người Trung Quốc không có đối thủ.

Nhưng có một điều “đáng xấu hổ” đó là mặc dù smartphone sản xuất tại Trung Quốc rất mạnh nhưng nó đang chiến thắng trong cuộc chiến giá cả ở thị trường trong nước chứ không phải là xuất khẩu. Và chỉ có một số ít mẫu có “doanh số thật” trên phạm vi toàn cầu.

Hãy bắt đầu với dữ liệu về smartphone bán chạy nhất thế giới trong quý 1 năm 2023. Cụ thể là biểu đồ 15 mẫu smartphone dưới đây:

Ảnh: Sohu
Ảnh: Sohu

Bạn có thể thấy các mẫu smartphone đến từ Apple và Samsung thống trị top 10.

Xiaomi 13 và Huawei Mate50 dù có mặt trong top 15, nhưng lần lượt xếp thứ 13 và 14. Ở trên chúng là Apple với 7 mẫu và Samsung là 6 mẫu.

Dữ liệu này đủ cho thấy thực tế là người Trung Quốc không có các mẫu chất lượng cao để cạnh tranh và hầu hết thị phần đến từ chiến thuật “biển máy” giá rẻ.

Nếu một người Trung Quốc có thể không bị thuyết phục bởi dữ liệu trong một quý nói trên thì hãy nhìn tiếp vào dữ liệu về 10 mẫu smartphone bán chạy nhất thế giới trong quý 2 dưới đây.

Có thể thấy Apple vẫn chiếm 4 vị trí dẫn đầu, Samsung chiếm 6 vị trí còn lại từ thứ 5 đến thứ 10. Và không có gì ngạc nhiên là chưa có mẫu smartphone Trung Quốc nào lọt vào top 10.

Ảnh: Sohu
Ảnh: Sohu

Vấn đề là gì?

Tôi (cây viết của Sohu) nghĩ số liệu của hai quý này đã đủ để minh họa cho một vấn đề, đó là smartphone Trung Quốc khó có thể sánh về chất với Apple và Samsung.

Người Trung Quốc vẫn thường nói rằng smartphone trong nước đổi mới nhiều tới mức đủ để "hất cẳng" Samsung và “đè bẹp” Apple, thậm chí nhiều người còn nói rằng họ không cảm thấy các hãng này không còn “ đáng sợ” nữa.

Nhưng thực tế là hầu hết các smartphone Trung Quốc chỉ chiếm lĩnh thị trường nội địa nhờ vào chiến thuật “biển máy”, ít sản phẩm chất lượng cao.

Ảnh: Sohu
Ảnh: Sohu

Một thương hiệu tốt không cần dùng tới chiêu trò để bán hàng, nó chỉ cần có chất lượng. Chỉ các sản phẩm có chất lượng cao mới đem lại danh tiếng cho riêng mình.

Để lấy ví dụ khá đơn giản, tất cả các sản phẩm do Apple tung ra đều được mặc định là chất lượng cao, dòng Galaxy S của Samsung nổi tiếng khắp thế giới…

Với các mẫu smartphone Trung Quốc, ngoại trừ Huawei Mate, Huawei P và dòng “Digital” của Xiaomi hơi nổi tiếng, các thương hiệu và các dòng khác thực sự đáng nhớ?

Rõ ràng câu trả lời là không nhiều, đặc biệt là khi nói đến các mẫu chất lượng cao. Có thể nói smartphone Trung Quốc không có “tiếng nói” gì cả.

Theo một bài phân tích của tờ Southern Metropolis Daily vào đầu năm nay, sau khi trải qua “mùa đông lạnh giá” vào năm 2022 khi lượng xuất xưởng smartphone toàn cầu đạt mức thấp kỷ lục kể từ năm 2013, các nhà sản xuất Trung Quốc dường như đã trở nên “thận trọng”.

Nhiều nhà sản xuất đã bắt đầu giảm tốc độ ra mắt điện thoại mới và nhiều lãnh đạo của họ đã nhấn mạnh rằng "sẽ không còn “biển máy” nữa".

Họ cũng cho biết đã nhận ra rằng hiệu suất của smartphone không còn là trọng tâm mua hàng và nhu cầu thay mới đã giảm đi nhiều. Việc đưa ra các sản phẩm chất lượng cao cùng sự đổi mới là những gì thị trường cần.

Tất cả khiến các nhà sản xuất phải đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như phát triển  thương hiệu của mình theo cách độc đáo hơn.

Hình minh họa.
Hình minh họa.

Hoài Giang

Báo Trung Quốc chỉ ra “sai lầm tai hại” của tuyển Việt Nam sau trận thua Uzbekistan

Báo Trung Quốc chỉ ra “sai lầm tai hại” của tuyển Việt Nam sau trận thua Uzbekistan

Tờ báo Trung Quốc đã chỉ ra vấn đề rất đáng lo với thầy trò HLV Troussier trước thềm vòng loại World Cup.