Ứng dụng nghệ thuật hội họa trong công tác xã hội

Tọa đàm tập trung vào việc khám phá các phương pháp kết hợp nghệ thuật vào thực tiễn công tác xã hội, nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ các đối tượng yếu thế.

Sáng 16/4, tại Hà Nội, ngành công tác xã hội, Khoa Văn hóa Nghệ thuật, ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Toạ đàm “Ứng dụng nghệ thuật trong công tác xã hội”.

Toạ đàm “Ứng dụng nghệ thuật trong công tác xã hội” tập trung vào việc khám phá các phương pháp kết hợp nghệ thuật vào thực tiễn công tác xã hội, nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ các đối tượng yếu thế.
Toạ đàm “Ứng dụng nghệ thuật trong công tác xã hội” tập trung vào việc khám phá các phương pháp kết hợp nghệ thuật vào thực tiễn công tác xã hội, nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ các đối tượng yếu thế.

NCS. ThS Nguyễn Thị Phương Thanh cho biết, Tọa đàm được tổ chức với mục tiêu chính là tạo cầu nối để sinh viên có cơ hội giao lưu và học hỏi sâu rộng về ứng dụng nghệ thuật trị liệu trong công tác xã hội, đặc biệt là lĩnh vực hội họa. ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương xác định rõ mũi nhọn trong đào tạo ngành Công tác xã hội là trang bị cho sinh viên năng lực ứng dụng hiệu quả các phương pháp trị liệu nghệ thuật vào thực tiễn hành nghề, trực tiếp hỗ trợ thân chủ. Điều này đặc biệt quan trọng trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, khi các vấn đề mà thân chủ gặp phải không chỉ nằm ở thể chất mà còn bao gồm cả những thách thức tinh thần phức tạp, và nghệ thuật trị liệu được xem là một giải pháp tối ưu.

Có rất nhiều phương pháp tiếp cận trị liệu, nhưng hội họa và âm nhạc là thế mạnh của ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương. Do đó, chúng tôi lựa chọn hội họa là chủ đề của tọa đàm này, nhằm phát huy tối đa nội lực của trường, hướng đến việc tìm ra và ứng dụng những phương pháp trị liệu hiệu quả nhất” – ThS. Nguyễn Thị Phương Thanh chia sẻ thêm.

Nhà tâm lý Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ về “Ứng dụng liệu pháp nghệ thuật hội họa trong trị liệu tâm lý & chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện”
Nhà tâm lý Nguyễn Thị Phương Thảo chia sẻ về “Ứng dụng liệu pháp nghệ thuật hội họa trong trị liệu tâm lý & chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện”

Trong khuôn khổ Tọa đàm, nhà tâm lý Nguyễn Thị Phương Thảo, Giám đốc Không gian tâm lý - nghệ thuật Bảo Sang đã có những chia sẻ về “Ứng dụng liệu pháp nghệ thuật hội họa trong trị liệu tâm lý & chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần toàn diện”. Chị khẳng định liệu pháp nghệ thuật hội họa, với sự kết hợp giữa nghệ thuật và tâm lý học, mở ra một hướng tiếp cận đầy tiềm năng trong trị liệu tâm lý. Tuy nhiên, số lượng nghiên cứu chuyên sâu về ứng dụng liệu pháp nghệ thuật hội họa tại Việt Nam còn rất hạn chế.

Liệu pháp nghệ thuật hội họa không chỉ đơn thuần là vẽ tranh. Nó được xây dựng trên nền tảng vững chắc của tâm lý học (các trường phái phân tâm học, nhân văn, nhận thức hành vi), nghệ thuật (màu sắc, hình dạng, bố cục, chủ đề) và thần kinh sinh học (mối liên kết giữa não bộ và hệ thần kinh). Sự kết hợp này tạo ra một công cụ mạnh mẽ để khám phá và chữa lành những tổn thương trong tâm hồn.  

Liệu pháp này có thể ứng dụng cho nhiều đối tượng khác nhau: từ vị thành niên đang trải qua những biến động tâm lý, người trưởng thành đối mặt với các rối loạn (trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, sang chấn...), người suy giảm chức năng cần phục hồi, đến người cao tuổi muốn duy trì sự minh mẫn.  

Quy trình trị liệu từ tiếp nhận thông tin ban đầu, đánh giá tâm lý, thiết lập mối quan hệ tin tưởng giữa nhà trị liệu và thân chủ, định hình vấn đề và xây dựng kế hoạch can thiệp, thực hiện trị liệu, đánh giá tiến trình, đến khi kết thúc và hỗ trợ sau trị liệu.  

Sinh viên ngành Công tác xã hội, Khoa Văn hóa nghệ thuật, trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương trả lời các tình huống giả định
Sinh viên ngành Công tác xã hội, Khoa Văn hóa nghệ thuật, trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương trả lời các tình huống giả định
Sinh viên ngành Công tác xã hội, Khoa Văn hóa nghệ thuật, trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương trả lời các tình huống giả định
Sinh viên ngành Công tác xã hội, Khoa Văn hóa nghệ thuật, trường ĐH Sư phạm Nghệ thuật Trung ương trả lời các tình huống giả định

Liệu pháp nghệ thuật hội họa không bị gò bó trong một khuôn khổ cứng nhắc. Sự đa dạng trong các loại hình ứng dụng cho phép nhà trị liệu linh hoạt lựa chọn phương pháp phù hợp với từng trường hợp cụ thể:

  • Mandala: Vẽ các hình tròn đồng tâm, mang đến sự tập trung, tĩnh tâm và khả năng khám phá tiềm thức.

  • Zentangle: Vẽ các họa tiết lặp đi lặp lại, tạo ra sự thư giãn, giảm căng thẳng và khơi dậy nguồn cảm hứng sáng tạo.

  • Tranh đắp bột giấy: Sử dụng bột giấy và keo để tạo ra những tác phẩm có kết cấu độc đáo, giúp giải tỏa cảm xúc tiêu cực và điều chỉnh tâm trạng.

  • Tranh đổ màu: Tự do kết hợp màu sắc, tạo ra những tác phẩm ngẫu hứng, đầy tính biểu cảm, giúp giải phóng cảm xúc và khám phá bản thân.

  • Tranh màu nước, thủy mặc: Mang đến cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, giúp cân bằng tinh thần.

Hiệu quả của liệu pháp nghệ thuật hội họa đã được chứng minh qua nhiều khía cạnh. Nó giúp thân chủ thiết lập được mối quan hệ tin tưởng, cởi mở chia sẻ, đồng thời giúp nhà trị liệu đánh giá sâu sắc hơn những vấn đề tâm lý phức tạp.  

Đặc biệt, nghệ thuật trở thành một công cụ hữu hiệu để điều chỉnh cảm xúc (giảm lo âu, căng thẳng, tăng cảm xúc tích cực), thay đổi hành vi (tăng khả năng tập trung, giải quyết vấn đề), cải thiện nhận thức (tư duy rõ ràng, tăng cường trí nhớ), phát triển ngôn ngữ, kỹ năng xã hội, nâng cao lòng tự trọng và chất lượng cuộc sống. 

ThS Đặng Bùi Anh Đào, giảng viên ngành Công tác xã hội, Khoa Văn hóa nghệ thuật, chia sẻ: "Về mặt khoa học, có rất nhiều cách tiếp cận: tiếp cận hành vi hay đi sâu vào nhận thức. Nhưng nghệ thuật là một phương pháp để thân chủ giải tỏa bản thân một cách tốt nhất. Có những điều mà họ không thể nói ra thành lời, có những người khi gặp phải biến cố bỗng trở nên im lặng và không biết cách hay không thể mô tả câu chuyện của mình. Qua liệu pháp nghệ thuật này, họ có thể thể hiện bản thân một cách tự nhiên qua chất liệu nghệ thuật, ngôn ngữ của nghệ thuật. Nghệ thuật là một cánh cửa mở vào thế giới bên trong của một người, giúp cho mọi người được giải phóng bản thân, được sáng tạo, được kết nối với cảm xúc bên trong. Đó là những điểm rất mạnh của liệu pháp nghệ thuật.

Từ quá trình quan sát thân chủ hành động, người trị liệu có thể có được rất nhiều thông tin. Giống như một thần y phải bắt mạch mới hiểu được những trục trặc trong cơ thể người, thì qua cách thân chủ thể hiện nghệ thuật bằng tạo khối, cách dùng màu thì nhà trị liệu có thể hiểu được thân chủ đang gặp rắc rối tại đâu? Hoặc trong quá trình họ vẽ tranh, chắc chắn sẽ có những điều bất như ý xảy ra, ví dụ như người ta pha màu không đúng ý... việc quan sát phản ứng của họ với những điều bất như ý đó (họ chỉnh sửa, phá bỏ bức tranh hay chấp nhận những mảng màu bị loang...) giúp nhà trị liệu có thể điều chỉnh các hình thức hỗ trợ phù hợp. Qua việc vẽ, thân chủ thể hiện kỹ năng, nhận thức, cách họ tiếp nhận thông tin bên ngoài... đồng thời học hỏi thêm những kỹ năng mới.

Sinh viên học cách cách quan sát, phóng chiếu nội tâm thân chủ qua màu sắc, hình khối, bố cục các bức tranh...
Sinh viên học cách cách quan sát, phóng chiếu nội tâm thân chủ qua màu sắc, hình khối, bố cục các bức tranh...
Sinh viên học cách cách quan sát, phóng chiếu nội tâm thân chủ qua màu sắc, hình khối, bố cục các bức tranh...
Sinh viên học cách cách quan sát, phóng chiếu nội tâm thân chủ qua màu sắc, hình khối, bố cục các bức tranh...
Sinh viên học cách cách quan sát, phóng chiếu nội tâm thân chủ qua màu sắc, hình khối, bố cục các bức tranh...
Sinh viên học cách cách quan sát, phóng chiếu nội tâm thân chủ qua màu sắc, hình khối, bố cục các bức tranh...

Trong khuôn khổ Tọa đàm, các sinh viên ngành công tác xã hội cũng được chia sẻ kinh nghiệm hỗ trợ thân chủ qua các tình huống giả định, cách quan sát, phóng chiếu được nội tâm qua màu sắc, hình khối, bố cục các bức tranh...

Có thể thấy, liệu pháp nghệ thuật hội họa đang dần khẳng định vị thế của mình như một phương pháp trị liệu tâm lý hiệu quả và mang đậm tính nhân văn. Nó không chỉ giúp chữa lành những vết thương vô hình trong tâm hồn, mà còn khơi dậy tiềm năng sáng tạo ẩn sâu bên trong mỗi con người, tăng cường sự kết nối với bản thân và mang lại niềm vui, ý nghĩa đích thực cho cuộc sống.

Các diễn giả và sinh viên tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm
Các diễn giả và sinh viên tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm
Các diễn giả và sinh viên tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm
Các diễn giả và sinh viên tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm

Diệu Thuần

Ấm áp ngày Công tác xã hội Việt Nam tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội

Ấm áp ngày Công tác xã hội Việt Nam tại Trung tâm Chăm sóc và Phục hồi chức năng người tâm thần số 1 Hà Nội

Công tác xã hội không chỉ là nhiệm vụ, mà còn là sứ mệnh, là tình yêu thương và sự tận tâm mà mỗi cán bộ, nhân viên dành cho người bệnh.