1. Lời mời trước bữa ăn
Khi con đã biết nói và bắt đầu ngồi ăn cơm với cả nhà, ba mẹ nên dạy con nói lời mới với người lớn tuổi trước khi ăn cơm như mời ông bà, bố mẹ, anh chị… Đây là phép lịch sự cơ bản và quan trọng nhất trên mâm cơm. Bố mẹ nên dạy con điều này sớm nhất có thể, để hình thành thói quen ăn uống tốt cho bé.
2. Nhờ người khác lấy hộ thức ăn
Nếu đĩa thức ăn con muốn ăn ở xa tầm với, bố mẹ hãy hướng dẫn bé nên nhờ người ngồi gần lấy giúp thức ăn, thay vì rướn người lên để lấy.
Bởi khi rướn người lên có thể ảnh hưởng đến người ngồi bên cạnh, sẽ rất mất lịch sự. Không những vậy, việc cố rướn người lên để lấy thức ăn có thể khiến đồ ăn rơi ra xung quanh, gây mất vệ sinh.
3. Tư thế ngồi ăn lịch sự
Trẻ nhỏ rất hiếu động nên thường thích ngồi những tư thế mà con cảm thấy thoải mái như gác chân lên ghế, vừa quỳ vừa ăn, ngồi xổm khi ăn.
Bố mẹ nên rèn cho con ngồi đúng tư thế khi ăn từ nhỏ, bởi những tư thế kể trên rất có hại cho việc tiêu hóa thức ăn. Ngồi lâu ngày sẽ thành thói quen và khiến con trở nên bất lịch sự khi ăn ở nơi đông người.
Bạn nên dạy con ngồi ngay ngắn, thẳng lưng và thả lỏng trong khi ăn. Tư thế ngồi đúng giúp thức ăn được tiêu hóa một cách dễ dàng, phòng tránh được các căn bệnh về tiêu hóa như đau dạ dày, viêm đại tràng...
4. Biết nói cám ơn và không chê đồ ăn
Bạn cần dạy con biết trân trọng công sức của người đã vất vả nấu ra những món ăn, bằng cách nói cảm ơn và không chê bai đồ ăn. Việc chê đồ ăn không ngon sẽ khiến người nấu cảm thấy không vui và bữa ăn trở nên nặng nề.
Nếu bạn không dạy con điều này từ sớm, thì lớn lên con sẽ tự cho mình quyền chê bai và coi nhẹ công sức lao động của người khác. Điều này không tốt chút nào cho sự phát triển nhân cách của trẻ.
5. Đừng bao giờ bỏ thức ăn thừa
Bố mẹ cần phải giải thích cho con hiểu thế nào là lãng phí, hậu quả của việc lãng phí thức ăn như thế nào. Nếu con cảm thấy không đói, con có thể lấy đồ ăn cho mình ít đi, tuyệt đối đừng bao giờ bỏ thức ăn thừa.