Đầu tháng 3, Singapore được cả thế giới ngưỡng mộ vì có khả năng kiểm soát đợt bùng phát đầu tiên của dịch bệnh mà không cần phong tỏa nghiêm ngặt. Thậm chí truyền thông thế giới còn gọi Singapore là "hình mẫu" chống Covid-19. Thế nhưng chỉ sau 1 tháng cục diện đã hoàn toàn thay đổi, đảo quốc giờ ghi nhận số ca nhiễm cao nhất khu vực.
Singapore được cho là quốc gia có nhiều lợi thế khi chỉ có 5,7 triệu dân và diện tích khoảng 700 km2, nhỏ hơn diện tích thành phố New York, Mỹ. Singapore cũng chỉ có biên giới trên bộ với Malaysia và có thể kiểm soát nghiêm ngặt người nhập cảnh ở các sân bay. Kèm theo đó là hệ thống y tế hàng đầu thế giới với các chính sách nghiêm khắc.
Mọi thứ tưởng như đã được kiểm soát thì đợt dịch thứ 2 bùng lên. Số ca nhiễm từ 266 tăng vọt lên gần 6.600, trở thành vùng dịch lớn nhất Đông Nam Á, trong đó có 11 ca tử vong.
Biên tập viên James Griffiths của CNN cho rằng Singapore "vỡ trận" là do đánh giá thấp mức độ nghiêm trọng và tốc độ lây lan của Covid-19 là yếu tố đầu tiên.
Ở đợt dịch đầu tiên, nước này sàng lọc và truy vết lịch sử tiếp xúc để kiểm soát nhập cảnh, theo dõi và cách ly. Đồng thời nâng cao nhận thức cộng đồng để khuyến khích người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Với hệ thống bệnh viện đã từng được thiết lập đợt SARS năm 2003 trở thành địa điểm để bệnh nhân được điều trị an toàn.
Dale Fisher, chủ tịch nhóm kiểm soát bệnh truyền nhiễm ở Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore nói: "Singapore không để bất kỳ người nhiễm nCoV nào sống trong cộng đồng". Các ca dương tình hay có triệu chứng nhẹ, không có triệu chứng đều nhập viện cho tới khi âm tính hoàn toàn.
Singapore đã có thể duy trì mở cửa đất nước và các hoạt động như bình thường nhờ vào việc theo dõi cách ly sát sao. Tháng trước, Dale Fisher cho biết Singapore mong muốn mọi thứ bình thường, sẽ điều chỉnh khi cần thiết cho tới khi có vaccine hoặc cách điều trị.
Cầu Vàng lọt vào danh sách những cây cầu đẹp nhất thế giới
Theo trang Insider, cầu Vàng của Việt Nam là một trong những cây cầu đẹp và nổi tiếng nhất thế giới.