Việt Nam đề nghị ASEAN tập trung vào 5 định hướng chiến lược tăng quyền năng cho phụ nữ

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan, Trưởng đoàn Việt Nam, đề nghị ASEAN cần tập trung vào 5 định hướng chiến lược.

Ngày 29/11, Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW) lần thứ 5 được tổ chức theo hình thức trực tuyến. Hội nghị có chủ đề "Hướng tới một xã hội hoà nhập thông qua lồng ghép giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ" nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ và tạo ra một xã hội hòa nhập hơn trong khu vực ASEAN.

Hội nghị dưới sự chủ trì của Bộ Phúc lợi Xã hội, Cứu trợ và Tái định cư My-an-ma. Có sự tham gia của Bộ trưởng/Trưởng đoàn phụ trách lĩnh vực phụ nữ của 10 nước thành viên ASEAN và Phó Tổng Thư ký ASEAN. Tiến sỹ Soe Win, Bộ trưởng Bộ Phúc lợi Xã hội, Cứu trợ và Tái định cư Liên bang Myanmar, đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị AMMW lần thứ 5. 

Quang cảnh Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN lần thứ 5. Ảnh: Đền Phú
Quang cảnh Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN lần thứ 5. Ảnh: Đền Phú

Hội nghị Bộ trưởng Phụ nữ ASEAN (AMMW) được tổ chức 3 năm/lần để các Bộ trưởng phụ trách vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới của các nước ASEAN thảo luận việc thúc đẩy hợp tác trong việc đảm bảo bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ trong khu vực.

Hội nghị có sự tham gia của Bộ trưởng/Trưởng đoàn phụ trách lĩnh vực phụ nữ của 10 nước thành viên ASEAN và Phó Tổng Thư ký ASEAN. Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan làm Trưởng đoàn, tham dự tại điểm cầu Hà Nội, Việt Nam.

Chủ trì điểm cầu trực tuyến tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan làm Trưởng đoàn; Tham dự Hội nghị có Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Trần Lan Phương và đại diện một số cơ quan, ban ngành.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tiến sỹ Soe Win, Bộ trưởng Bộ Phúc lợi Xã hội, Cứu trợ và Tái định cư My-an-ma, Chủ tịch của Hội nghị nhấn mạnh chủ đề được lựa chọn “Hướng tới một xã hội hoà nhập thông qua lồng ghép giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ” nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ và tạo ra một xã hội hòa nhập hơn trong khu vực ASEAN.

Tiến sỹ Soe Win cho rằng ASEAN nói chung và các nước thành viên nói riêng còn cần nỗ lực nhiều hơn và coi việc lồng ghép giới như một chiến lược chủ chốt để thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ trên mọi lĩnh vực và trụ cột cũng như ở tất cả các cấp hoạch định và thực hiện chính sách. Trên cơ sở đó, Hội nghị sẽ đạt được sự cam kết mạnh mẽ thông qua một bản Tuyên bố chung để trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN ghi nhận vào năm 2025.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh: Việt Nam đã hiện thực hoá các cam kết thông qua đảm bảo nhiều chính sách đối với phụ nữ và đạt được nhiều kết quả trong thực tiễn. Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong các quốc gia Đông Nam Á có tốc độ khắc phục khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 30 năm trở lại đây. 

Với lực lượng lao động nữ đạt 23,5 triệu người, chiếm 46,5% lực lượng lao động của cả nước, Việt Nam luôn cam kết thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, đặc biệt trong lĩnh vực lao động và việc làm. Chỉ số bất bình đẳng giới (GII) của Việt Nam tiếp tục được cải thiện vào năm 2021, đạt 0,296, xếp hạng 71 trong số 170 quốc gia.

Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là một trong các quốc gia Đông Nam Á có tốc độ khắc phục khoảng cách giới nhanh nhất trong vòng 30 năm trở lại đây.

Tuổi thọ người dân tăng lên, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng được cải thiện (năm 2022, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam được tiếp cận các dịch vụ y tế là hơn 90%); tỷ lệ nhập học của trẻ em trai và trẻ em gái ở bậc tiểu học và trung học ngày càng tăng, hiện ở mức cao và cân đối. 

Quyền bình đẳng thực chất của phụ nữ ngày càng được bảo đảm hơn, nhận thức xã hội về bình đẳng giới đã có sự cải thiện, từng bước khắc phục tệ phân biệt đối xử với phụ nữ từ trong gia đình ra đến ngoài xã hội; tuổi thọ người dân tăng lên, việc tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngày càng được cải thiện, cụ thể năm 2022, tỷ lệ phụ nữ Việt Nam được tiếp cận các dịch vụ y tế là hơn 90%; tỷ lệ nhập học của trẻ em trai và trẻ em gái ở bậc tiểu học và trung học ngày càng tăng, hiện ở mức cao và cân đối.

Nhằm đạt được những kết quả tốt hơn nữa trong thời gian tới, Trưởng đoàn Việt Nam đề nghị ASEAN cần tập trung vào 5 định hướng chiến lược, bao gồm: Xây dựng và thực hiện chính sách xã hội bao trùm, toàn diện, bền vững; hợp tác để thúc đẩy phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ, công bằng xã hội; thúc đẩy và có cơ chế hỗ trợ các quốc gia trong khu vực xây dựng hệ thống an sinh xã hội đa tầng, toàn diện, phổ cập, hiện đại và đáp ứng giới; thúc đẩy và có cơ chế hỗ trợ các quốc gia xây dựng và thực hiện chính sách xã hội chăm lo cho mọi người dân; thúc đẩy vấn đề ngân sách có trách nhiệm giới.

Tại Hội nghị, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn chúc mừng Bộ trưởng Bộ Phúc lợi Xã hội, Cứu trợ và Tái định cư Liên bang My-an-ma đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Hội nghị AMMW lần thứ 5 và lần lượt có bài phát biểu quan trọng.

Trong đó, tập trung vào những xu hướng hiện tại và mới nổi, cũng như thách thức mà phụ nữ và trẻ em gái đang đối mặt, đồng thời nhấn mạnh những ưu tiên quốc gia về tăng cường lồng ghép giới, thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái. 

Hội nghị cũng đã tập trung vào việc rà soát tình hình thực hiện các hoạt động thuộc Kế hoạch công tác của Ủy ban Phụ nữ ASEAN giai đoạn 2021-2025 và xem xét tình hình thực hiện các văn kiện, tuyên bố liên quan. Từ đó, đưa ra hướng dẫn cần tăng cường hơn nữa sự tham gia của các bên liên quan và cách tiếp cận nhiều khía cạnh ở tất cả các cấp để thúc đẩy việc đạt được bình đẳng giới và tăng cường quyền năng cho phụ nữ trong khu vực.

Tại hội nghị, các Bộ trưởng, Trưởng đoàn đã thống nhất ra Tuyên bố chung để trình lên Hội nghị Cấp cao ASEAN ghi nhận vào năm 2025.

T.M

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp mặt Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN

Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gặp mặt Nhóm Phụ nữ Cộng đồng ASEAN

Bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có buổi gặp thân mật với Ban chấp hành Nhóm Phụ nữ cộng đồng ASEAN.