Trong khuôn khổ các hoạt động ngoại giao kỷ niệm Việt Nam trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2020 – 2021, ngày 16/12, Bộ Ngoại Giao, Hội Nữ trí thức Việt Nam và Ban vận động Mỹ thuật & Ngoại giao Văn hóa Việt Nam cùng phối hợp tổ chức Hội thảo "Phụ nữ trí thức vì hòa bình và thịnh vượng". Những câu chuyện được chia sẻ tại Hội thảo đã phác họa rõ nét bức tranh về cuộc sống, về sự nghiệp của các nhà khoa học nữ, những nữ trí thức luôn cống hiến hết mình cho sự nghiệp khoa học. Các công trình của họ không chỉ được ứng dụng rộng vào đời sống, mà còn góp phần vào sự thịnh vượng của đất nước, làm rạng danh dân tộc Việt Nam trên trường quốc tế.
Đại sứ Luận Thùy Dương nhấn mạnh: "bên cạnh những nhà ngoại giao, thì những công trình nghiên cứu khoa học của nữ trí thức cũng góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đem lại hòa bình, thịnh vượng cho đất nước." |
Hội thảo có sự tham gia của Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Huỳnh Thị Phương Liên - giáo sư hàng đầu về nghiên cứu virus và vaccine. Những câu chuyện về sản xuất vaccine tả, thương hàn và đậu mùa tại chiến trường đã truyền cảm hứng cho thế hệ mai sau về tinh thần vượt khó, sự quyết tâm, theo đuổi đam mê trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn thiếu thốn trăm bề. Công trình nghiên cứu và sáng chế ra vaccine viêm não Nhật Bản của bà đã góp phần thay đổi số phận của hàng chục triệu trẻ em Việt Nam; đóng góp to lớn cho sự phát triển của nền y học dự phòng nước nhà. Từ một nước phải nhập khẩu vaccine, Việt Nam đã có thể tự sản xuất để phục vụ nhu cầu trong nước và có tiềm năng xuất khẩu ra thế giới. Ở vào tuổi “thất thập cổ lai hy”, bà vẫn miệt mài nghiên cứu trong phòng lab cống hiến hết mình cho khoa học, cho dân tộc. Tháng 11/2020, bà được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Là một trong những nhà khoa học nữ thành công nhất trong lĩnh vực nông nghiệp, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo nhân dân, Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Nguyễn Thị Trâm đã từng gây chấn động giới khoa học Việt Nam khi giống lúa lai hai dòng TH3-3 do bà tạo lai tạo đã được chuyển nhượng với giá kỷ lục 10 tỉ đồng. Bà cho rằng: "Khoa học trước đây là vì khoa học nhưng bây giờ khoa học phải vì nhân sinh, phải đi vào thực tế".
Tiến sĩ Hà Phương Thư cùng chia sẻ những câu chuyện xúc động trong quá trình nghiên cứu và phát triển sản phẩm CumarlGold Kare. Với việc nghiên cứu và sáng chế ra nguyên liệu nano FGC (fucoidan-gíneng-curcumin), chị đã giúp các bệnh nhân ung thư giảm được tác dụng phụ, cải thiện chất lượng sống cho bệnh nhân sau xạ trị, hóa trị. Hiện, chị và cộng sự đang trong quá trình nghiên sử dụng phương pháp Nhiệt từ trị để điều trị tế bào ung thư và mong muốn có thể chữa khỏi được bệnh ung thư trong một ngày không xa. Với những đóng góp trong công cuộc chăm sóc sức khỏe cộng đồng, chị đã được trao tặng nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế như Giải thưởng L’Oreal – UNESCO “Vì sự phát triển phụ nữ trong khoa học” năm 2012, được Forbes bình chọn là một trong 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2016.
Những câu chuyện của các diễn giả tham gia Hội thảo đã góp phần truyền cảm hứng cho thế hệ phụ nữ trẻ, nhất là những nhà khoa học nữ có thể tiếp tục theo đuổi đam mê khoa học, cống hiến hết mình vì cộng đồng. |
Tới Hội thảo Thạc sĩ, Dược sĩ Nguyễn Thị Hương Liên – đồng sáng lập thương hiệu Sao Thái Dương đã chia sẻ quá trình đồng hành cùng Bộ Y tế và Bộ Khoa học & Công nghệ nghiên cứu thành công hai kit test phát hiện RNA Covid-19 bằng kỹ thuật Realtime-PCR và RT-LAMP. Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, tinh thần vì cộng đồng và sự nhạy bén của chị Hương Liên đã giúp Sao Thái Dương có bước chuyển từ một doanh nghiệp thiên về mỹ phẩm đã có những bước tiến mạnh hơn sang lĩnh vực cung cấp thiết bị y tế. Gạt đi những lợi ích riêng, Sao Thái Dương đã tặng Bộ Y tế 50.000 test thử xét nghiệm RNA virus SARS-CoV-2 hỗ trợ cho công tác phòng chống dịch bệnh trong đợt dịch Covid-19 lần thứ hai tại Việt Nam. Hai kit test Realtime-PCR và RT-LAMP của Sao Thái Dương đã được chọn vinh danh trong Sách vàng sáng tạo Việt Nam 2020. Là một doanh nghiệp khoa học công nghệ, Sao Thái Dương đã góp phần đưa dược liệu Việt, đưa thương hiệu Việt vươn ra thế giới.
Ngoài ra, Hội thảo còn được nghe câu chuyện của Thạc sĩ Lê Thị Khánh Vân về việc sáng lập Trung tâm Ứng dụng Khoa học Công nghệ và Khởi nghiệp. Với vai trò là “cánh tay nối dài”, là “cây cầu” kết nối các nhà khoa học với Doanh nghiệp, trung tâm đã góp phần không nhỏ giúp các nhà khoa học nữ có thể chuyển giao kết quả nghiên cứu, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, đưa những thành tựu khoa học trong phòng thí nghiệm được ứng dụng và phục vụ cho đời sống.
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm |
Phát biểu tại Hội thảo, Đại sứ Luận Thùy Dương nhấn mạnh bên cạnh những nhà ngoại giao, thì những công trình nghiên cứu khoa học của nữ trí thức cũng góp phần không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, đem lại hòa bình, thịnh vượng cho đất nước.
Thông qua Hội thảo, Đại sứ Luận Thùy Dương mong muốn những câu chuyện của các diễn giả có thể truyền cảm hứng cho thế hệ phụ nữ trẻ, để những thế hệ sau có thể tiếp tục chung tay xây dựng phát triển Việt Nam giàu đẹp hơn.
Triển lãm tranh Phụ nữ vẽ & Vẽ Phụ nữ
Với chủ đề “Phụ nữ với hòa bình” các đơn vị sẽ cùng phối hợp tổ chức 2 hoạt động chính.