Vào những năm 1980, Giáo sư xã hội học và triết gia Zygmunt Bauman đã đề xuất một khái niệm, đó là “người nghèo mới”. Nó đề cập đến những người có trình độ học vấn cao, kiếm được mức lương tốt, nhưng không thể trang trải chi phí cuộc sống vì theo đuổi cuộc sống xa hoa và đầu tư sai lầm.
Những người này có bề ngoài hào nhoáng nhưng thực chất lại rỗng túi.
Họ cứ mù quáng dồn tiền vào mua sắm và đầu tư, nhưng không có kiến thức về việc phân bổ tài sản và tránh xa rủi ro trong đầu tư. Khi đến tuổi trung niên, họ mới khủng hoảng vì bản thân rỗng túi, tài chính cạn kiệt.
Từ trước năm 30 tuổi, hãy tránh những sai lầm dưới đây để không trở thành “người nghèo mới".
01
Tác giả Smith từng kể câu chuyện về Pam trong cuốn sách của mình.
Năm 1971, sau khi Pam tốt nghiệp, cô gia nhập thành công vào một công ty phát thanh. Nhờ khả năng vượt trội, cô sớm được thăng chức từ thư ký lên giám sát kho hàng với mức lương hàng năm là 47.000 USD.
Có mức thu nhập tốt nên hàng ngày Pam thường xuyên đến nhà hàng cao cấp và mua những món đồ xa xỉ. Cô thậm chí còn tiêu cả năm tiền lương chỉ để sở hữu một chiếc ô tô mới. Trước khi 40 tuổi, cô đã có sự nghiệp thành đạt, gia đình hạnh phúc và sống một cuộc đời mà ai cũng phải ghen tị.
Tuy nhiên, quãng thời gian tốt đẹp này không kéo dài bao lâu. Khi nền kinh tế suy thoái, công ty của Pam đóng cửa. Cô mất công việc lương cao và ly hôn chồng.
Ảnh minh hoạ |
Để duy trì cuộc sống xa hoa, Pam vẫn tiếp tục tiêu xài phung phí, quỹ tiết kiệm dần cạn kiệt. Hoá đơn thanh toán bằng thẻ tín dụng ngày càng tăng cao, khiến cô phải đi làm nhiều công việc lặt vặt để trả nợ.
Một số người bạn từng khuyên Pam, tại sao không thử hạ thấp mức sống của mình, như thế cô sẽ tiết kiệm được nhiều hơn. Nhưng Pam, một người đã quen với lối sống xa hoa, làm sao có thể chấp nhận thực tế này.
Sau 18 tháng thất nghiệp, cô không khỏi thở dài: “Trợ cấp thất nghiệp gần như không thể giúp tôi trang trải hoá đơn chi phí sinh hoạt. Tiền tiết kiệm vẫn cứ cạn kiệt. Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi vẫn thất nghiệp vào năm tới? Tôi không thể nghĩ về điều đó. Vì nó sẽ làm tôi sợ chết khiếp”.
Khi còn trẻ, nhiều người muốn tận hưởng niềm vui ngắn hạn. Nhưng khi con người già đi, chúng ta không thể sống cho chính mình. Phía sau bạn là những người thân yêu đang nương tựa, đó là cha mẹ đang già đi và những đứa con còn nhỏ.
Nếu bạn trở thành “người nghèo mới” vì ỷ lại vào số tiền mình có thì khi tai nạn ập đến, bạn sẽ chỉ có thể tiếc nuối và ân hận.
Càng lớn tôi càng hiểu rằng dù là ai, cảm giác an toàn lớn nhất mà chúng ta có đều đến từ những con số trên thẻ ngân hàng.
Nếu bạn không tích trữ lương thực trong những năm được mùa, thì khi cần tiền, bạn sẽ không còn cách nào khác ngoài việc ngồi chờ giúp đỡ.
Sự cố trong cuộc đời có thể ập đến lúc chúng ta không có gì trong tay. Đó có thể là công việc của bạn gặp khó khăn hay bố mẹ đột nhiên mắc bệnh hiểm nghèo. Nhưng chỉ cần bạn vẫn giữ được túi tiền của mình thì bạn có thể bình tĩnh giải quyết mọi vấn đề.
Ảnh minh hoạ |
02
Giới tài chính lưu truyền câu nói: "Người giàu chết vì đầu tư, tầng lớp trung lưu chết vì quản lý tài chính và người nghèo chết vì tiêu dùng".
Câu nói phản ánh sai lầm tài chính của hầu hết mọi người. Đặc biệt là những người gần bước vào tuổi 30, họ có thể kiếm được nhiều tiền nhưng vẫn phải chịu nhiều áp lực vì nuôi gia đình. Vì vậy, nhiều người tìm đến các phương thức “làm giàu nhanh" chỉ trong một đêm, nhưng viễn cảnh không đẹp như họ tưởng tượng.
Mạng xã hội từng đưa tin về Chu Ninh - một người phụ nữ 40 tuổi giàu có nhưng chỉ 8 tháng sau, cô rơi vào cảnh nghèo khó. Chu Ninh sinh ra từ một gia đình thuộc tầng lớp lao động bình dân. Sau khi kết hôn, chồng cô kiếm được rất nhiều tiền nhờ kinh doanh và Chu Ninh cũng trở thành một người giàu có.
Tuy nhiên, thu nhập từ công việc kinh doanh luôn không ổn định. Để có thể chia sẻ áp lực cho gia đình, Chu Ninh hướng sự chú ý sang các sản phẩm tài chính.
Tình cờ là vào thời điểm đó, một người bạn đang làm việc cho công ty quản lý tài sản, đã giới thiệu cho Chu Ninh một sản phẩm đầu tư có lãi suất 10%/năm. Chu Ninh là người dễ bị cám dỗ. Cô còn biết nếu đầu tư thì không mất tiền gốc nên cô đã chuyển khoản 1 triệu tệ trước cho đối phương. Kết quả là sau 1 năm, cô thu được cả gốc và lãi là 1,1 triệu tệ.
Nhìn thấy được tiềm năng sinh lời lớn, cô bắt đầu dồn hết vốn liếng để đầu tư. Không chỉ mang hết tiền lợi nhuận từ công việc kinh doanh của chồng, mà cô còn thuyết phục được bạn đời đưa số tiền mà mẹ chồng cho vay để mang đi đầu tư. Tuy nhiên, rủi ro đầu tư đã sớm ập đến. Công ty quản lý tài sản kia làm ăn thất bại. Cũng vì thế Chu Ninh mất trắng 11,5 triệu tệ tiền vốn.
Cuộc sống của gia đình Chu Ninh bỗng dưng trở nên khó khăn. Công việc kinh doanh của gia đình cũng đi xuống, con trai chuyển từ học trường mẫu giáo quốc tế sang trường công.
Ảnh minh hoạ |
Nhà đầu tư Warren Buffett từng nói rằng kiến thức quyết định sự giàu có và bạn phải đầu tư theo hiểu biết của chính mình.
Nếu không có con mắt tinh tường và khả năng phát hiện với rủi ro, bạn chỉ có thể rơi vào bẫy lừa đảo và trở thành người nghèo mới.
Bất kỳ cách kiếm tiền nhanh mà bạn tưởng như hoàn hảo cũng tồn tại rủi ro bên trong. Muốn không bị mất trắng thì bạn phải thận trọng, không mù quáng chạy theo trào lưu và sống tham lam quá mức. Suy cho cùng, bất kể bạn đầu tư như thế nào thì không có gì an toàn bằng tiền mặt trong tay bạn. Việc bạn có thể giữ được sự giàu có hiện tại của chính mình thực sự mới là cuộc sống tốt nhất.
03
Khi một người bước sang 30, tuổi tác không còn là lợi thế nữa mà đi đến đâu bạn cũng thấy rủi ro. Một sự sa thải đột ngột hay công việc gặp khó khăn cũng đủ đưa bạn xuống đáy.
Điều duy nhất không thay đổi trên thế giới này chính là sự thay đổi. Trong khi bạn vẫn còn khả năng kiếm tiền và tích lũy tiền bạc, đừng quên để lại cho cho mình và gia đình một vài lối lui.
Nhờ 7 mẹo này mà tôi đã tiết kiệm được 80% tiền lương
Kiến thức ở khắp mọi nơi trong cuộc sống miễn là bạn không ngừng học hỏi và trau dồi, bạn luôn có thể khám phá một thế giới mới!