Trong cuộc họp với các tổ chức quốc tế về chiến lược điều trị Covid-19 trong giai đoạn mới, ngày 7/5, Hội đồng Chuyên môn thuộc Bộ Y tế cho biết đang xem xét phương án ghép phổi cho bệnh nhân 91, ca nhiễm Covid-19 nặng nhất Việt Nam.
Gáo sư Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn nói: "Chúng tôi đang xem xét phương án ghép phổi cho bệnh nhân". Tuy nhiên hiện chưa rõ phương án ghép phổi sẽ như thế nào, tính khả thi ra sao.
Theo giáo sư Kính, bệnh nhân 91 vẫn trong tình trạng nguy kịch, hai phổi đông đặc, men gạn và nhiễm trùng tăng, đang được điều trị kháng sinh, lọc máu, can thiệp ECMO ngày thứ 32.
Ngày 6/5, kết quả xét nghiệm mẫu bệnh phẩm dịch tỵ là dương tính với Covid-19, trong khi mẫu máu và dịch rửa phế quản âm tính.
Bệnh nhân là phi công người Anh, 43 tuổi, cao 1.83, nặng 100kg, chỉ số khối cơ thể là (BMI) 30,1 - mức béo phì. Bệnh nhân bị rối loạn đông máu, mắc chứng bão cytokine - phản ứng miễn dịch dữ dội, tức hệ miễn dịch phản ứng thái quá giải phóng nhiều cytokine chống lại cơ thể thay vì bảo vệ.
Bệnh nhân kháng toàn bộ các loại thuốc rối loạn đông máu đang được dùng trong nước. Bộ Y tế phải đặt mua thuốc hiếm từ nước ngoài để điều trị.
Hai bệnh nhân nặng khác là bệnh nhân 20 và bệnh nhân 161. Trong đó bệnh nhân 20 không còn can thiệp ECMO, cai máy thở, nói và ăn uống được, tiếp tục được phục hồi chức năng và tăng cường dinh dưỡng.
Bệnh nhân 161 đã khỏi Covid-19, điều trị phục hồi tai biến mạch máu não tại Bệnh viện Bạch Mai.
Reuters liên hệ 13 nhà tang lễ tại Hà Nội để lấy thông tin dịch bệnh covid-19 ở Việt Nam
Theo các chuyên gia y tế cộng đồng, Việt Nam đã có phản ứng nhanh với bệnh dịch cũng như có sự phối hợp tốt giữa Chính phủ và người dân.