Xuất khẩu gạo và sầu riêng tăng trưởng mạnh

"Lợi thế lớn nhất của sầu riêng Việt Nam gần như không có mùa và kéo dài gần như quanh năm. Nếu làm tốt, sầu riêng là cây trồng mang lại nhiều tỉ USD", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, khẳng định.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết giá gạo 5% tấm xuất khẩu được điều chỉnh tăng 5 USD, lên 488 USD/tấn. Đây là mức giá cao nhất kể từ đầu năm đến nay và tăng thêm đến 15 USD so với mức đỉnh hồi tháng 2. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), xuất khẩu gạo 4 tháng đầu năm 2023 đạt 1,56 tỉ USD, tăng 54,5%; giá bình quân đạt 526 USD/tấn, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm trước.

Tại toàn khu vực châu Á, gạo thông dụng 5% tấm của Pakistan đầu tháng 5 tăng thêm 10 USD lên 543 USD/tấn, Thái Lan ổn định mức 495 - 500 USD/tấn và Ấn Độ là 453 USD/tấn. 

Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP nông nghiệp công nghệ cao Trung An, cho biết: giá gạo xuất khẩu thực tế còn cao hơn nhiều so với các con số nói trên. Một số doanh nghiệp cũng đang tập trung cung ứng cho các khách hàng truyền thống ở Philippines, Trung Quốc và Indonesia…

"Đối với các loại gạo chất lượng cao, những thị trường như Mỹ, EU đang có nhu cầu rất lớn và Việt Nam hiện không đủ nguồn cung", ông Bình thông tin. 

Thời tiết cực đoan, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ngày càng thu hẹp khiến nhu cầu tiêu thụ và giá cả lương thực luôn trong xu hướng tăng. Đây là cơ hội lớn cho các nước xuất khẩu lương thực như Việt Nam. Tuy nhiên, theo tính toán của VFA, do không có sản lượng gối đầu như thường lệ nên năm nay nhiều khả năng chỉ có thể xuất khẩu khoảng 6 triệu tấn gạo; thấp hơn kế hoạch cũng như kết quả xuất khẩu năm 2022 khoảng 1 triệu tấn.

Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), thông tin: "Trước nhu cầu tiêu thụ gạo, sản xuất cũng đang phát huy tối đa khả năng. Năm nay, diện tích gieo trồng đặt mục tiêu đạt trên 72 triệu ha, sản lượng trên 43 triệu tấn lúa, tăng nhẹ so với con số 42,6 triệu tấn của năm 2022. Hiện điều kiện nước cung cấp cho sản xuất đang thuận lợi và diện tích gieo trồng được khai thác triệt để. Với đặc thù của Việt Nam, chỉ cần 3 tháng là chúng ta đã có thể thu hoạch một vụ lúa nên vấn đề sản lượng không quá quan trọng. Chúng tôi vẫn đảm bảo cơ cấu giống theo định hướng thị trường. Trong trường hợp cần thiết về chủng loại, sản lượng, chất lượng theo hợp đồng, VFA có thể cung cấp thông tin cho chúng tôi để phối hợp với các địa phương sản xuất".

Theo, số liệu của ngành hải quan cho biết, trong quý 1/2023, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam đạt 153 triệu USD, tăng tới hơn 8,3 lần so với cùng kỳ năm ngoái 2022, riêng thị trường Trung Quốc chiếm đến 87% thị phần với gần 134 triệu USD.

Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH
Ảnh: ĐÀO NGỌC THẠCH

Hiện giá mua sầu riêng chuẩn xuất khẩu khoảng 50.000 - 60.000 đồng/kg. Với mức giá này, người trồng bảo đảm lợi nhuận và thị trường cũng dễ chấp nhận nên hoạt động xuất khẩu đang rất thuận lợi.

"Lợi thế lớn nhất của sầu riêng Việt Nam gần như không có mùa và kéo dài gần như quanh năm. Nếu làm tốt, sầu riêng là cây trồng mang lại nhiều tỉ USD", ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, khẳng định.

Theo Bộ NN-PTNT, trong quý 1 vừa qua tỷ trọng xuất khẩu sầu riêng đã vươn lên ngang hàng với thanh long ở thị trường Trung Quốc khi cùng đạt 23%. Trong 3 tháng đầu năm, sầu riêng chưa vào chính vụ nên xuất khẩu chỉ mang tính cầm chừng. Bước sang tháng 4 - 5, nguồn cung sầu riêng bắt đầu lớn nên dự kiến xuất khẩu mặt hàng này sẽ bùng nổ trong thời gian tới.

Sầu riêng sẽ trở thành mặt hàng tỉ USD ngay trong năm nay; toàn ngành rau quả sẽ tăng trưởng ít nhất 10% và đạt giá trị 4 tỉ USD"

Trong tháng 4, nhiều cửa khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng thời gian hoạt động đến 22 giờ mỗi ngày. Bên cạnh đó, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã phê duyệt và cấp mã số cho 70 vùng trồng cùng 13 cơ sở đóng gói khoai lang đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch sang nước này. 

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. 

Thanh Mai

Occidental mua lại 10 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi của tỷ phú Warren Buffett

Occidental mua lại 10 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi của tỷ phú Warren Buffett

Occidental Petroleum Corp. bắt đầu mua lại 10 tỷ USD cổ phiếu ưu đãi của Berkshire Hathaway, 4 năm sau khi công ty của tỷ phú Warren Buffett thực hiện khoản đầu tư này trong quá trình nhà sản xuất dầu này tiếp quản Anadarko Petroleum Corp.