Singapore khẳng định các xét nghiệm nhanh vẫn có thể phát hiện Omicron

Theo Bộ Y tế Singapore, các xét nghiệm kháng nguyên nhanh vẫn có hiệu quả trong việc phát hiện ca dương tính nhiễm biến thể Omicron.

Singapore khẳng định xét nghiệm nhanh COVID-19 vẫn có thể phát hiện biến thể Omicron. Nên quốc gia này sẽ tiếp tục áp dụng xét nghiệm nhanh để cho phép tổ chức các sự kiện lớn, đông người trong chiến lược sống chung an toàn với virus của nước này.

Theo South China Morning Post, Singapore đang theo dõi sát sao các nghiên cứu về độ nhạy của các xét nghiệm kháng nguyên nhanh với biến thể Omicron.

Các phân tích có được cho đến nay cho thấy, ngoài các xét nghiệm PCR, test nhanh kháng nguyên cũng có thể phát hiện biến thể Omicron.

61a4c10a81a5e.image.jpg

Hiện tại WHO thể khẳng định chắc chắn là các xét nghiệm PCR có thể phát hiện Omicron nhưng các nghiên cứu vẫn phải tìm hiểu về hiệu quả của những loại xét nghiệm khác, trong đó có xét nghiệm kháng nguyên nhanh.

Các nhà khoa học có thể khẳng định một người dương tính với Omicron hay biến thể Delta, bằng cách kiểm tra các mẫu gene trong mẫu xét nghiệm. Tuy nhiên, chủ yếu là các xét nghiệm PCR.

Theo Hãng tin Bloomberg, Công ty dược Roche cho biết đã phát triển ba phương pháp xét nghiệm PCR có thể phát hiện biến thể Omicron, hỗ trợ các quốc gia giám sát sự lây lan của COVID-19.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế Singapore cấp phép cho hơn chục loại xét nghiệm nhanh COVID-19 trên thị trường.

Ngoài ra, theo một vài số liệu, các nhà khoa học Singapore chia sẻ quan điểm rằng các vaccine phòng COVID-19 hiện nay vẫn có hiệu quả trước Omicron.

Singapore đã chuyển sang chiến lược sống chung với đại dịch trong bối cảnh biến thể Delta lây lan nhanh chóng. Đây là một trong những quốc gia châu Á – Thái Bình Dương đầu tiên chuyển hướng từ zero COVID-19 sang sống chung với COVID-19. 

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết đang làm việc với các hãng dược Trung Quốc và Ấn Độ để chia sẻ bản quyền vaccine COVID-19 sau khi các công ty phương Tây làm lơ với kêu gọi bỏ bản quyền.

Theo WHO, Sinopharm và Sinovac đều quan tâm đến việc chia sẻ công nghệ nhưng muốn thực hiện thông qua thỏa thuận song phương tại mỗi quốc gia.

Trong khi đó, công ty sản xuất dược Bharat Biotech của Ấn Độ đã đồng ý chia sẻ công nghệ với C-TAP và đang trong quá trình thỏa thuận với WHO.

WHO và nhiều nước trước đó đã nhiều lần kêu gọi các hãng được chia sẻ bản quyền vaccine ngừa COVID-19 để tăng nguồn cung và đảm bảo vaccine cho các nước đang phát triển. Tuy nhiên các hãng dược phương Tây như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson và AstraZeneca đều không mặn mà.

HẢI MY

Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương