Một nam thanh niên họ Trương mới 24 tuổi nhưng đã phải sống trong cảnh có ký sinh trùng sống trong não suốt 13 năm. Nghĩa là thời gian ký sinh trùng “hoành hành” còn dài hơn 1 nửa số tuổi anh đang có.
Những cơn đau đầu do sán nhái ký sinh trong não anh Truong xuất hiện từ năm 11 tuổi (Ảnh minh họa) |
Được biết, anh Trương sinh ra và lớn lên ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Kể từ năm 11 tuổi, anh bắt đầu bị đau đầu một cách khó hiểu, thỉnh thoảng còn tê tay chân. Điều kỳ lạ là thời điểm này, bố mẹ anh Trương đưa con đến vài bệnh trong khu vực để khám nhưng không tìm ra bệnh. Thậm chí bố mẹ anh còn từng nghi ngờ con mình nói dối để trốn việc học.
Mấy tháng sau đó, anh Trương vẫn tiếp tục nói với bố mẹ rằng mình rất đau đầu, không thể đi học được. Thậm chí cậu bé 11 tuổi khi ấy còn thường xuyên bị tê chân tay, nhưng chỉ tê ở 1 bên, bắt đầu sụt cân và hay nôn mửa. Bố của anh Trương hỏi han khắp nơi và được khuyên đưa con tới một bệnh viện chuyên về não bộ ở Quảng Châu (Trung Quốc).
Tại đây, các bác sĩ phát hiện bên trong não anh Trương có một con ký sinh trùng. Nhưng do vị trí ký sinh trùng quá sâu, công nghệ y khoa cùng tuổi tác của anh Trương lúc đó mà quyết định phẫu thuật thì rất mạo hiểm, có thể nguy hiểm tính mạng. Các bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị bằng thuốc và chờ đợi cơ hội phẫu thuật thích hợp.
Bố mẹ anh Trương không từ bỏ hy vọng, đưa con tới vài bệnh viện lớn khác nhưng đều nhận được kết quả tương tự. Không còn cách nào khác, anh Trương phải vừa lớn lên vừa chống chọi lại loài ký sinh trùng ăn não này suốt 13 năm sau đó. Bên cạnh những đau đớn, khổ sở mà anh phải chịu đựng suốt ngần ấy năm, ký sinh trùng còn khiến anh bị suy giảm khả năng ngôn ngữ, khó đi lại, được xác định là khuyết tật mức độ 2.
Cho đến gần đây, cuối cùng may mắn cũng đã mỉm cười với chàng trai trẻ. Khi anh Trương quay lại tái khám ở Quảng Châu, bác sĩ phát hiện ký sinh trùng đã di chuyển đến một vùng não tương đối nông. “Cơ hội ngàn vàng” đã đến, nhóm Hội chẩn đa khoa nhanh chóng được thành lập và một ca phẫu thuật được tiến hành ngay sáng hôm sau.
Thành công loại bỏ ký sinh trùng ăn não suốt 13 năm dài 10cm (Ảnh bệnh viện cung cấp) |
Sau 7 giờ phẫu thuật đầy căng thẳng, bác sĩ thành công lấy ra được một con sán còn sống dài hơn 10cm một chút. Một ngày sau đó, anh Trương đã có thể rời khỏi giường và đi lại. Tuy vậy, những tổn thương não bộ ký sinh trùng gây ra cho anh là không thể phục hồi hoàn toàn. Ở tuổi 24, anh vẫn sẽ không khỏe mạnh hoàn toàn, không giống như bạn bè cùng trang lứa khác, cũng không thể sống một cuộc đời bình thường như anh mơ ước dù đã loại bỏ được ký sinh trùng ăn não suốt 13 năm. Nhưng với gia đình anh, đây đã là một phép màu!
Bác sĩ kêu gọi dừng 3 thói xấu dễ khiến ký sinh trùng xâm nhập
Vị bác sĩ điều trị của Tiểu Trương cho hay, loại ký sinh trùng ăn não ở anh là sán nhái, có tên khoa học là Sparganum mansoni. Nó thường ký sinh trong đường ruột của chó, mèo, nguyên nhân xâm nhập vào cơ thể con người thường liên quan đến thói quen sinh hoạt không tốt của người bệnh.
Vì vậy, ông khuyến cáo tất cả mọi người nên dừng ngay ba hành động rất dễ khiến ấu trùng sán nhái nói riêng và các loại ký sinh trùng khác xâm nhập đó là:
- Uống nước chưa đun sôi hoặc ăn thịt/máu sống - chưa nấu chín kỹ của động vật. Nhất là thịt ếch, nhái, rắn...
- Dùng chung dao, thớt, dụng cụ nhà bếp, bát đũa… cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
- Rửa tay chân, tắm, đùa nghịch ở nguồn nước bẩn hoặc đất bị ô nhiễm. Nhất là ô nhiễm bởi phân mèo hoặc phân chó.
Cần phải nhấn mạnh lại rằng, ngay cả khi không ăn hay uống phải chúng ta cũng có thể nhiễm sán nhái. Ví dụ như khi đắp/tiếp xúc lâu thịt ếch nhái hay thịt rắn… lên vết thương hở hoặc các tổn thương khác, hoặc lên mắt. Ngoài ra, người có thể nhiễm Sparganum do bơi lội trong nước, ấu trùng procercoid xâm nhập qua da.
Dùng chung thớt để thái đồ sống và chín rất dễ khiến ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể (Ảnh minh họa) |
Ông cũng cho biết, sau khi ký sinh trùng ký sinh vào cơ thể con người sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Triệu chứng sớm nhất thường là đau bụng, đau đầu và buồn nôn. Nhưng mức độ nghiêm trọng vẫn sẽ thay đổi tùy theo vị trí ký sinh trùng di cư và cư trú. Đặc biệt là thời gian chúng tồn tại có thể kéo dài hàng năm đến hàng chục năm, có thể sau rất lâu mới có triệu chứng rõ ràng. Nên việc đảm bảo vệ sinh, ăn chín uống sôi, thực hiện các biện pháp phòng tránh là quan trọng nhất.
Nguồn và ảnh: Topick, Asia One, ETtoday
Cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm mùa nắng nóng
Thời tiết nắng nóng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus phát triển dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tăng cao.