4 điều cần hỏi anh ấy trước khi kết hôn

Yêu nhau đã lâu, cưới hay không cưới? Bài viết này dành cho những bạn nữ nào đang đứng trước ngưỡng cửa hôn nhân.

Cô gái nào cũng háo hức khi bắt đầu cuộc sống mới với người mình yêu thương. Thế nhưng, không phải đám cưới nào cũng đẹp đẽ và hạnh phúc như bạn mộng mơ. Liệu trước khi tiến tới hôn nhân, các bạn đã bao giờ đặt ra cho đối phương những câu hỏi về tương lai hay cuộc sống sau này chưa?

Anh thực sự cần em hay chỉ muốn hoàn thành trách nhiệm?

Hầu hết đàn ông chịu gánh nặng về trách nhiệm, họ muốn ổn định về gia đình để thực hiện những dự định lớn lao khác. Nhưng với phụ nữ thì ngược lại, tình cảm rất quan trọng, họ yêu sẽ cưới, họ kỳ vọng tình cảm trong hôn nhân cũng vậy. Vì vậy nếu đã xác định hôn nhân, hãy thành thật với nhau, hãy trao anh ấy cơ hội được nói. Nếu chưa sẵn sàng, đừng dại mà gượng ép bản thân. Anh ấy cần thời gian để làm những điều lớn lao hơn thế trước khi nghĩ đến hôn nhân.

Anh có đảm bảo tình cảm vẫn vững bền hôn nhân không?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Nếu muốn có một cuộc hôn nhân có sự cởi mở giữa hai bên, cả hai có thể thử những bài “kiểm tra” nhỏ để đảm bảo rằng mối quan hệ của bạn vẫn tốt đẹp như trước, và cả hai đều cảm thấy ổn với quyết định của mình.

Có rất nhiều cách để đôi bên kiểm tra tình cảm của chính mình, thay vì ở bên nhau như một thói quen. Hạnh phúc của bạn rất quan trọng, nếu bạn bước vào cuộc hôn nhân, cảm thấy cuộc sống nhàm chán, cần có sự mới mẻ thì lúc đó quá muộn rồi.

Ngay từ bây giờ hãy cùng nhau tạo các thử thách nhỏ như: tạm xa nhau một thời gian, sống với khoảng trời riêng của mình. Nếu đến lúc này đôi bên chợt cảm thấy đối phương có hay không không quan trọng, thì nguy cơ tan vỡ tình cảm sẽ rất cao. Áp lực muôn vàn của hôn nhân sẽ khiến hai bạn ngày càng xa cách nhau mà thôi.

Anh có thấy hôn nhân thật sự cần thiết hay không?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đừng coi thường câu hỏi này. Nếu người đàn ông của bạn cho rằng sống hạnh phúc bên nhau là đủ, không ràng buộc gì thì chứng tỏ anh ấy chưa nghiêm túc trong chuyện gia đình. Nhưng nếu anh ấy nghĩ cần có hôn nhân để hai bên sống có trách nhiệm hơn, anh ấy muốn lo lắng bảo vệ cho bạn, điều này cho thấy anh ấy thực sự đang cần bạn và muốn được sống cùng bạn một cách đúng nghĩa.

Bạn đang còn trẻ và bạn chưa bước vào hôn nhân, bạn có rất nhiều lựa chọn. Vì vậy trước khi xác định đến đám cưới, bạn cũng cần những giai đoạn thử thách bản thân và cả đối phương nữa. Không nên quá đa nghi nhưng cũng đừng quá dễ dãi, nếu không chỉ cần ngay sau khi kết hôn, bạn sẽ cảm thấy vỡ mộng. Điều này thật không hay chút nào.

Anh kỳ vọng một cuộc hôn nhân như thế nào?

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Khi nhận được câu hỏi này, hầu như ai cũng trả lời rằng muốn một cuộc sống hạnh phúc vui vẻ trong hôn nhân. Thế nhưng, điều cần chú ý ở đây là cách mà anh ấy nói về tương lai, phần nào sẽ thể hiện những kỳ vọng đó từ bạn.

Nếu anh ấy nói về hình mẫu của những người vợ chứng tỏ anh ấy đang rất mong muốn một người vợ hoàn hảo, áp lực dành cho bạn sẽ nhiều hơn đấy. Còn nếu anh ấy nói về các mối quan hệ gia đình, về bản thân, thì cho thấy anh ấy thực sự quan tâm đến bạn, hoạch định tương lai của anh ấy sẽ luôn có bạn bên cạnh. xây dựng hạnh phúc có sự san sẻ với bạn.

Chỉ khi cùng nhau chia sẻ những dự định, hai bạn mới phần nào hiểu được vai trò của chồng và vợ trong tương lai. Tình yêu khác xa với hôn nhân. Con người anh ấy và cả chính bạn, có thể thay đổi khi bước vào cuộc sống mới. Vậy nên không có gì là màu hồng mãi mãi, quan trọng là có chấp nhận nhau hay không thôi.

Nói tóm lại, nếu những câu trả lời của anh ấy là có, vậy còn chần chừ gì nữa. Hãy rủ anh ấy đăng ký một lớp học tiền hôn nhân, những kiến thức học được ở đây thật sự rất hữu ích cho cuộc sống sắp tới của hai bạn.

AN LY (t/h)

10 điểm nổi bật nhất về Luật Hôn nhân và Gia đình

10 điểm nổi bật nhất về Luật Hôn nhân và Gia đình

Luật Hôn nhân và Gia đình có sự thay đổi, trong đó việc không cấm kết hôn đồng tính hay cho phép mang thai hộ là 2/10 điều nổi bật nhất.