Trong số các bệnh nhân gần đây của Tiến sĩ Jiang Shoushan (Đài Loan, Trung Quốc) có một người phụ nữ 36 tuổi, họ Lưu cùng lúc bị suy giáp và bướu cổ dù khẳng định mình sống lành mạnh. Sau khi tìm hiểu, đúng là chị này kiêng dầu mỡ, luôn ngủ sớm, tập thể dục đều đặn nhưng lại mắc phải 2 sai lầm khi ăn uống luôn tưởng là tốt cho sức khỏe.
Người phụ nữ bị suy giáp, bướu cổ cùng lúc vì sai lầm khi ăn uống (Ảnh minh họa) |
Thứ nhất, chị cho rằng củ cải trắng tốt cho sức khỏe nên ăn hàng ngày và ăn sống để nhận được nhiều dinh dưỡng hơn. Thứ hai, chị dùng muối hoa hồng, hay còn gọi là muối Himalaya để bổ sung nhiều khoáng chất mà không biết nó không chứa i ốt. Theo giải thích của Tiến sĩ Jiang, muối này tốt nhưng không thể thay thế muối thường, dẫn tới thiếu hụt i ốt. Cộng thêm ăn quá nhiều củ cải làm rối loạn, thậm chí ức chế hấp thụ i ốt của cơ thể. Cả hai điều này duy trì trong thời gian dài ảnh hưởng tới tuyến giáp và gây bệnh tật.
Thông qua trường hợp của chị Lưu, Tiến sĩ Jiang cũng nhắc nhở có 4 thực phẩm bản thân tốt nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây hại cho tuyến giáp. Đó là:
1. Rau họ cải
Các loại rau như củ cải, bắp cải, bông cải xanh và súp lơ đều rất giàu chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Chúng luôn nằm trong danh sách thực phẩm tốt cho sức khỏe, chống ung thư nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể ăn vô tội vạ. Nhất là với những người vốn có vấn đề với tuyến giáp.
Bởi vì chúng chứa glucosinolate - chất có thể chuyển hóa thành thiocyanate trong cơ thể. Với lượng ít không sao nhưng khi quá nhiều gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ i ốt của tuyến giáp. Do đó khi ăn quá nhiều rau họ cải, nhất là ăn sống thì bạn có thể bị thiếu hụt i ốt, đặc biệt nếu không sử dụng muối i ốt hàng ngày.
2. Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Đậu nành, đậu phụ, sữa đậu nành… đều tốt nhưng cũng cần dùng điều độ để tuyến giáp khỏe mạnh. Khi ăn quá nhiều đậu nành, đặc biệt là trong chế độ ăn thiếu i-ốt, việc này có thể gây ra bướu cổ hoặc suy giáp. Tuy nhiên, nếu kết hợp với muối i-ốt trong chế độ ăn, tác động này có thể được giảm thiểu.
Ảnh minh họa |
Lý do là chúng có chứa isoflavone và goitrogen, hai hợp chất có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ i ốt của tuyến giáp nếu ăn quá nhiều trong thời gian liên tục. Cụ thể là ức chế hoạt động của enzyme cần thiết để tuyến giáp chuyển hóa i ốt thành hormone tuyến giáp (thyroxine).
3. Rau bina, đặc biệt là ăn sống
Rau bina (cải bó xôi) là một nguồn giàu vitamin K, vitamin A, folate, vitamin C, sắt và canxi. Nó cũng chứa các chất chống oxy hóa mạnh, giúp bảo vệ tế bào khỏi tổn thương. Tuy nhiên, rau bina cũng có chứa goitrogen, một hợp chất có thể cản trở sự hấp thụ i ốt của tuyến giáp.
Nếu ăn quá nhiều rau bina, đặc biệt là khi chế độ ăn thiếu i ốt hoặc ăn sống, goitrogen có thể ức chế khả năng sản xuất hormone tuyến giáp, dẫn đến nguy cơ phát triển bướu cổ và suy giáp. Tuy nhiên, nếu rau bina được nấu chín, các chất goitrogen sẽ giảm bớt, giúp giảm tác động tiêu cực đến tuyến giáp.
4. Sắn, khoai lang sống
Dù yêu thích đến đâu, cũng không nên ăn quá nhiều sắn hoặc ăn khoai lang sống. Bởi vì chúng cũng như rau bina, chứa hợp chất gọi là goitrogen, có khả năng ức chế sự hấp thụ i ốt của tuyến giáp.
Ảnh minh họa |
Đặc biệt, chúng còn chứa hợp chất cyanogenic glycosides, nhất là trong khoai lang sống hay sắn nấu chưa chín kỹ. Chất này có thể giải phóng cyanide khi tiêu hóa, từ đó gây ức chế hấp thụ i ốt và ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Cyanide cần được giải độc qua gan, và nếu lượng lớn hợp chất này tích lũy trong cơ thể, nó có thể góp phần gây suy giáp.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Healthline
Một nhà 3 người lần lượt mắc ung thư tuyến giáp, “kẻ gây họa” là món cực quen trên mâm cơm người Việt
Rau củ vốn là thực phẩm tốt nhưng không phải loại nào, kiểu chế biến nào cũng tốt cho sức khỏe. Thậm chí có thể gây ung thư nếu ăn sai cách.