Theo một cuộc thăm dò được công bố vào Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới gần đây, nỗi lo lắng về tiền bạc phổ biến ở Anh đến mức 1/4 (23%) người trưởng thành nói rằng họ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần do lo lắng về tài chính của mình.
79% người trưởng thành ở Anh nói rằng họ lo lắng về tiền bạc, với 1/3 (khoảng 35%) người phàn nàn rằng nỗi lo tài chính đè nặng lên tâm trí họ hàng ngày. Trên thực tế, 32% cho biết điều đó khiến họ thức đêm, theo cuộc thăm dò ý kiến trên 2.000 người trưởng thành ở Anh do ngân hàng di động N26 thực hiện.
Từ việc trả hết nợ đến tiết kiệm tiền mua nhà, tổ chức đám cưới hay thậm chí là một kỳ nghỉ, việc quản lý tài chính có vẻ đều là một nhiệm vụ quá sức.
CNBC đã đưa ra 5 lời khuyên giúp mọi người giảm bớt sự căng thẳng về tiền bạc, dưới sự tư vấn và trợ giúp của các chuyên gia tài chính.
1. Bắt đầu tiết kiệm
Vishal Jain, Giám đốc điều hành của nền tảng phúc lợi tài chính FairQuid cho biết, điều này có vẻ hiển nhiên nhưng bắt đầu tiết kiệm từ một số tiền nhỏ cũng có thể tạo ra một "lớp đệm tốt" khi những chi phí bất ngờ không thể tránh khỏi xuất hiện.
Ông nói với CNBC: “Nếu bạn cần tiết kiệm để thực hiện 1 mục đích lớn lao nào đó trong một thế giới hoàn hảo, mà không cần nghiêm túc trong việc quản lý tài chính của mình, thì điều đó sẽ không bao giờ có xu hướng xảy ra. Đáng tiếc, cuộc sống cứ ném cho bạn những điều bất như ý”.
Ông lập luận rằng, việc ưu tiên dành một số tiền cho những ngày mưa gió cũng có thể ngăn ngừa việc bạn rơi vào cảnh nợ nần trong dài hạn, ngay cả khi điều đó có nghĩa là phải mất thêm vài tháng nữa mới trả hết được.
Để bắt đầu, Jain khuyên bạn nên thiết lập một lệnh tạm thời cho một tài khoản riêng vào ngày lãnh lương. Để tránh sự cám dỗ của việc lao vào tiết kiệm, ông đề nghị bạn cần làm điều gì đó cho việc tiếp cận tiền trở nên khó khăn hơn - ngoại trừ trong những trường hợp khẩn cấp.
Jane Goodland, giám đốc quan hệ doanh nghiệp tại công ty dịch vụ tài chính Quilter, đặt ra các mục tiêu rõ ràng cũng như theo dõi thu nhập và chi phí có thể giúp ích cho quá trình này.
Cô nói: “Nguyên nhân gây lo lắng là cảm giác thiếu kiểm soát và sự thiếu kiểm soát là do thiếu hiểu biết”.
2. Hỏi những câu... "ngu ngốc"
Tương tự như vậy, việc xây dựng kiến thức về các sản phẩm tài chính mà bạn hiện đang sử dụng hoặc sẽ sử dụng trong tương lai là một cách khác để lấy lại cảm giác kiểm soát - Martha Lawton, người sáng tạo và dẫn chương trình podcast về tiền bạc Squanderlust cho biết.
Cô nói: “Đừng ngại hỏi những câu hỏi ngớ ngẩn khi nói đến tiền bạc".
Lawton chỉ ra rằng, trách nhiệm của các công ty bán sản phẩm tài chính là phải giải thích rõ ràng các thuật ngữ chuyên ngành.
“Nếu bạn đang nói chuyện với một cố vấn tài chính hoặc ai đó trong ngân hàng (hoặc nhà cung cấp tài chính khác) và họ bắt đầu coi thường bạn. Cũng có thể, họ không thể giải thích cho bạn về vấn đề tài chính mà không sử dụng biệt ngữ, thì đó là một dấu hiệu xấu và bạn nên đặt câu hỏi nếu muốn”, cô nói với CNBC.
3. Nói chuyện với ai đó
Việc trả các khoản nợ lớn đôi khi có vẻ khó khăn và là mối quan tâm chính của 1/5 (chiếm khoảng 19%) trong số 2.000 người trưởng thành ở Vương quốc Anh được ngân hàng TSB khảo sát về tác động của tiền bạc đối với sức khỏe tâm thần của họ.
Anthony Morrow, Giám đốc điều hành của dịch vụ tư vấn tài chính trực tuyến OpenMoney cho biết, nói chuyện với gia đình, bạn bè hoặc chủ lao động có thể làm giảm bớt sự lo lắng này.
Ông nói, việc nói chuyện với nhà tuyển dụng thực sự quan trọng, đặc biệt nếu những lo lắng về tiền bạc đang ảnh hưởng đến khả năng thực hiện công việc một cách hiệu quả của bạn. Ông nói, ngay cả việc tiếp cận công ty mà bạn nợ tiền cũng có thể giúp ích được.
Ông chỉ ra: “Bất kỳ ai nợ tiền của một tổ chức được quản lý, mà hầu hết những người cho vay hiện nay đều là các công ty này sẽ có nghĩa vụ phải xem xét một cách thông cảm hơn rất nhiều so với những gì họ đã làm trong những năm gần đây”.
Nhưng mẹo là hãy trò chuyện sớm, Morrow cho biết thêm.
Goodland cho biết, việc giải quyết trực tiếp các khoản nợ và thành thật về hoàn cảnh của mình là điều bắt buộc.
Cô nói: “Đừng bỏ qua nó hoặc vùi đầu vào cát. Khoản nợ đó sẽ không tự biến mất mà cần phải được quản lý tích cực”.
4. Đánh giá lại các mối quan hệ không lành mạnh
2/5 (tương đương với 41%) số người được TSB hỏi cho biết việc không đủ khả năng chi trả cho lối sống mà họ mong muốn là nỗi lo hàng đầu về tiền bạc của họ.
Lawton cảnh báo không nên nhượng bộ trước áp lực do một số công việc hoặc các hội nhóm xã hội tạo ra và đánh giá lại các mối quan hệ có thể gây bất lợi cho tiền bạc cũng như cảm giác hạnh phúc của bạn.
Cô nói: “Tôi đã thấy mọi người gặp rất nhiều rắc rối khi cố gắng duy trì lối sống mà công việc của họ đang thúc đẩy, với việc giao lưu trong công việc và điều đó có thể thực sự mang tính hủy hoại vì có cảm giác như sự nghiệp của bạn bị ràng buộc vào một kiểu chi tiêu không lành mạnh”.
Nghiên cứu của trang web việc làm Totaljobs phát hiện ra rằng, một công nhân trung bình ở Anh chi 500 bảng (chừng 15 triệu đồng) tiền riêng mỗi năm cho việc uống rượu liên quan đến công việc, tổng cộng lên tới hơn 25.000 bảng (khoảng 750 triệu đồng) trong suốt sự nghiệp của họ.
Bà nói, việc chọn lọc các hoạt động xã hội tại nơi làm việc có thể hạn chế chi phí và nếu điều này là không thể thì có lẽ đã đến lúc cân nhắc xem liệu nơi làm việc của bạn có thực sự là một môi trường lành mạnh hay không.
Lawton cho biết, việc này nên được áp dụng cho vòng kết nối xã hội và bạn bè của bạn - và nếu họ cùng hội cùng thuyền, họ có thể thực sự vui lòng khi bạn đề xuất thực hiện các hoạt động có chi phí hợp lý hơn.
Cô nhận xét: “Những người quan tâm đến bạn sẽ không muốn bạn làm tổn hại đến tài chính của mình chỉ vì đi chơi với họ”.
5. Hãy thực tế về các mục tiêu tài chính của bạn
Lawton nói rằng, việc nghĩ về tiền một cách tuyệt đối có thể bị hạn chế và cuối cùng là làm mất đi động lực. Vì vậy, điều quan trọng là phải chấp nhận rằng không có cách nào giải quyết triệt để ngay tức thời cho tất cả những lo lắng về tài chính của bạn. Thay vào đó, hãy thực tế với các mục tiêu của mình.
Cô nói: “Kiềm chế những vấn đề bất ổn khác của bạn (không phải chuyện tài chính) để không rơi vào tình trạng tồi tệ là một ý tưởng thực sự hay. Trong khi đó, 1 ngân sách quá hạn hẹp sẽ không bền vững về lâu dài và khiến bạn rơi vào tình trạng không có tiền để chi cho bất kỳ hình thức vui chơi nào”.
Morrow đồng ý rằng việc đặt ra một khoản ngân sách không thể đạt được có thể gây ra “tác động kép đến căng thẳng”. Quilter’s Goodland đề xuất việc bạn nên xây dựng phần thưởng để khuyến khích bản thân mỗi khi đạt được các mục tiêu tài chính.
Hóa ra, tiền bạc không phải là mục tiêu theo đuổi trọn đời của những ông lớn này