6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin D và cách khắc phụ

Dưới đây là những cách tăng lượng vitamin trong cơ thể nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt vitamin D.

Ước tính có khoảng 1 tỷ người trên thế giới bị thiếu hụt vitamin D. Con số này rất lớn, sự thiếu hụt này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe mà mọi người thường phải chú ý ngay lập tức. 

Tất nhiên, những triệu chứng này không chỉ do thiếu hụt chất này gây ra, có thể là một trong nhiều lý do. Dù là trường hợp nào, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu cảm thấy mình có bất kỳ triệu chứng nào đề cập dưới đây.

Rụng tóc và tóc thưa

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin D - Ảnh 1.

Vitamin D cần thiết cho các tế bào da xử lý keratin, một loại protein cần thiết cho sự phát triển của tóc và móng tay. Vì vậy, khi không có đủ, keratin không được sản xuất ở mức cần thiết khiến tóc bị ảnh hưởng. 

Trên thực tế, thiếu hụt vitamin D thường liên quan đến chứng rụng tóc và mỏng tóc ở cả nam và nữ. Đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu và tìm hiểu đã đưa ra kết quả tương tự, điều đó có nghĩa là cần thay đổi chế độ ăn uống.

Khó ngủ

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin D - Ảnh 2.

Vitamin này đóng một vai trò rất quan trọng trong việc tạo ra các giấc ngủ ngon. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt chất này có thể dẫn đến mất ngủ, giấc ngủ bị gián đoạn, giấc ngủ được phục hồi kém hơn và số giờ ngủ ít hơn. 

Ở một số người, nó thậm chí có thể dẫn đến chứng ngưng thở khi ngủ, nơi hơi thở của một người không được điều hòa và làm gián đoạn giấc ngủ của họ suốt đêm.

Bệnh thường xuyên hơn

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin D - Ảnh 3.

Một trong những lá chắn mà cơ thể và hệ thống miễn dịch có thể có để chống lại bệnh tật và vi rút là vitamin D. Vì vậy, khi cơ thể thiếu loại vitamin này, bạn sẽ dễ dàng nhiễm vi rút và bị ốm hơn rất nhiều. 

Cảm lạnh, viêm phế quản và viêm phổi có thể xảy ra dễ dàng hơn rất nhiều khi thiếu vitamin D. Nói cách khác, loại vitamin này rất quan trọng đối với hệ hô hấp và duy trì sự ổn định của nó.

Đau nhức xương khớp

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin D - Ảnh 4.

Các nghiên cứu đã cho thấy sự thiếu hụt vitamin D làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp về sau này như thế nào. Điều này là do nó giúp duy trì khối lượng xương trong cơ thể chúng ta bằng cách hỗ trợ hấp thụ canxi. 

Một đánh giá khoa học khác cho thấy những người bị đau cơ mãn tính và các vấn đề liên quan đến xương khác có xu hướng có mức vitamin D thấp hơn.

Lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin D - Ảnh 5.

Mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm căng thẳng, lo lắng, trầm cảm và thiếu vitamin D. Một nghiên cứu với 480 người bị thiếu hụt chất này đã tham gia, cho thấy rằng tất cả họ đều cảm thấy mệt mỏi. 

Điều này là do xương và cơ yếu hơn có thể khiến toàn bộ cơ thể cảm thấy mệt mỏi hơn. Chỉnh sửa chế độ ăn uống, bắt đầu dùng chất bổ sung có thể thành công trong việc lấy lại năng lượng đã mất.

Vết thương lâu lành hơn

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin D - Ảnh 6.

Những người mắc bệnh tiểu đường gặp khó khăn trong việc chữa lành vết thương, nếu không bị bệnh thì có thể bạn đang bị thiếu vitamin D. Nó đã được chứng minh rằng vitamin này có thể điều chỉnh các yếu tố phát triển của mô mới. 

Ngoài ra, trong một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị loét chân có nhiều khả năng bị thiếu hụt chất này hơn. Trong những trường hợp đơn giản hơn, bạn có thể nhận thấy rằng các vết thương nhỏ mất một thời gian dài bất thường để chữa lành, điều này có nghĩa là bạn đang bị thiếu chất.

Làm thế nào để tăng mức vitamin D

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu vitamin D - Ảnh 7.

Nguồn thực phẩm: Cải thiện chế độ ăn uống luôn là lựa chọn hàng đầu và thực phẩm như cá béo, lòng đỏ trứng, sữa tăng cường và sữa chua là những nguồn cung cấp vitamin D.

Thuốc bổ sung: Bạn có thể hỏi bác sĩ về liều lượng tốt nhất để tiêu thụ hàng ngày. Không cần đơn thuốc để được bổ sung vitamin D, vì có thể mua chúng không cần kê đơn.

Tắm nắng: Mặc dù đây là cách tự nhiên nhất để nhận vitamin D, nhưng phải cẩn thận về thời gian trong ngày mà bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Tốt nhất bạn nên thoa kem chống nắng trước 20 phút khi ra nắng và tránh khung giờ từ 10h - 16h. Đảm bảo thoa lại kem chống nắng sau khi thực hiện một hoạt động nào đó, như bơi lội hoặc sau 2 giờ kể từ lần thoa đầu tiên.

(Nguồn: Brightside)

THÚY HIỀN