Dành quá nhiều thời gian làm việc có thể khiến cho tinh thần bạn trở nên căng thẳng, cơ thể mệt mỏi nhanh chóng. Nhất là khi ngồi không đúng cách sẽ gây ra các bệnh về vai gáy, cổ tay, lưng, cột sống... Tệ hơn là chúng ta hầu như chẳng ai chú ý tới những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể như co cứng cơ, chuột rút, đau và nhức mỏi.
Tư thế ngồi đúng sẽ tránh nhiều bệnh tật, hỗ trợ công việc và đem lại tinh thần làm việc phấn chấn hơn cho bạn. |
Đó là lý do vì sao mà ông Jean Duffy Rath – một chuyên gia vật lý trị liệu ở Syracuse, New York luôn khuyên những bệnh nhân tới điều trị rằng: “Giống như khi ngồi lái xe phải điều chỉnh ghế lái, ngồi làm việc cũng phải chú ý tới tư thế ngồi sao cho khoa học”.
Ngồi ghế có tựa
Ghế có tựa là giải pháp tối ưu để hỗ trợ phần lưng của chúng ta khi phải ngồi quá lâu. Ngồi ghế có tựa sẽ lâu thấy mỏi hơn và giảm thiểu các bệnh về lưng. Hãy chọn mua các loại ghế tựa có thể điều chỉnh độ ngã của phần lưng, như vậy sẽ tối ưu hơn cả.
Tư thế ngồi đúng sẽ tránh nhiều bệnh tật, hỗ trợ công việc và đem lại tinh thần làm việc phấn chấn hơn cho bạn.
Giữ cho vai thoải mái
Một tư thế ngồi thoải mái sẽ giúp giảm các nguy cơ lâu dài về vai, cổ. Hãy ngồi thẳng và hơi nghiêng về phía trước, vai giữ thoải mái – không gồng vai hoặc để vai rũ xuống. Tuy nhiên, đa số chúng ta chỉ giữ được tư thế ngồi đúng được trong một thời gian ngắn, vậy nên hãy để tâm vào việc duy trì tư thế ngồi sao cho đúng trong suốt thời gian làm việc.
Đừng ngồi vắt chân
Ngồi vắt chéo chân gây ra nhiều loại bệnh hơn bạn nghĩ. |
Ngồi vắt chân là thói quen của nhiều người, nhất là chị em phụ nữ. Tuy nhiên, ngồi vắt chân trong một thời gian dài sẽ làm giảm lưu thông máu tới chân, ảnh hưởng tới các dây thần kinh và làm tổn thương các mô cơ. Thay vì ngồi vắt chân liên tục 8 tiếng mỗi ngày, hãy giữ cho hai bàn chân cùng đặt thẳng trên mặt đất, đùi tạo góc 90 độ với cẳng chân. Nếu chân không chạm tới mặt đất hãy điều chỉnh ghế thấp hơn hoặc đặt chân lên một bệ đỡ chắc chắn nào đó.
Giữ cổ tay thẳng khi đánh máy
Cong cổ tay khi gõ bàn phím sẽ dẫn tới hội chứng ống cổ tay, các dây thần kinh ở cổ tay bị chèn ép và khiến chúng ta nhanh chóng cảm thấy nhức mỏi. Hãy điều chỉnh chiều cao của ghế sao cho bàn tay ở vị trí thấp hơn cánh tay khi đánh máy, việc này sẽ ngăn chặn áp lực lên cổ tay quá nhiều – Tiến sỹ Duffy Rath cho biết thêm về cách để tay sao cho đúng.
Khi đánh máy, đừng dồn lực xuống bàn phím
Nhấn phím bằng lực quá lớn thường xuyên sẽ gây đau ngón tay. |
Cho dù tâm trạng có đang căng thẳng hay đang cố gắng để gõ cho xong báo cáo thì cũng đừng nhấn phím bằng lực quá lớn. Loại áp lực này gia tăng sẽ gây đau ngón tay. Nếu như gặp các biểu hiện như tê cứng tay, đau đầu ngón tay và khó chịu ở cổ tay tức là chúng ta đang gõ phím quá mạnh. Nếu bạn cảm thấy mỏi, hãy tạm dừng để cho tay được nghỉ ngơi.
Hạn chế sử dụng bàn phím của máy tính xách tay
Bàn phím laptop thường được thiết kế nhỏ hơn so với bàn phím đầy đủ. Hơn nữa, “khi bàn phím ở vị trí đúng, màn hình laptop sẽ ở quá thấp so với mắt; khi màn hình laptop ở tầm mắt phù hợp thì vị trí bàn phím lại quá cao” – Tamara James – giám đốc tại trung tâm y tế đại học Duke ở Durham, NC giải thích về vấn đề này. Do đó, khi sử dụng laptop, hãy đặt máy ở độ cao phù họp, đầu tư bàn phím rời để có thể ngồi làm việc thoải mái hơn.
Đừng để mắt làm việc quá sức
Khoảng cách lý tưởng từ mắt tới màn hình máy so với khuôn mặt của bạn khoảng 50cm. |
Việc di chuyển cổ và đầu để đọc thông tin trên màn hình máy tính là sai lầm. Thói quen này sẽ gây ra đau đầu, căng thẳng và mờ mắt. Hãy di chuyển mắt để quan sát nội dung trên máy tính, lần lượt từng dòng một. Và chú ý tới khoảng cách lý tưởng từ mắt tới màn hình máy.
Tom Albin một chuyên gia nghiên cứu thiết kế môi trường làm việc phù hợp cho người lao động tại nơi làm việc ở Minneapolis khuyến cáo: Khoảng cách lý tưởng nhất là giữ cho màn hình cách xa khoảng 20 inch (khoảng 50cm) so với khuôn mặt của bạn. Zoom cho cỡ chữ đủ lớn để đọc mà không nheo mắt. Nếu màn hình máy tính quá cao so với tầm nhìn mà bạn không thể điều chỉnh, hãy kê thêm vật gì đó để ngồi được cao hơn.
Sử dụng tai nghe nếu bạn đàm thoại nhiều hơn 1 tiếng/ngày
Thậm chí nếu bạn không phải là một tổng đài viên tư vấn, xử lý dịch vụ qua điện thoại thì việc giữ điện thoại giữa cổ và vai lâu hơn một tiếng sẽ khiến bạn đau cổ mãn tính. Hãy sử dụng tai nghe để tránh căn bệnh này cũng như giúp bạn dễ dàng gõ bàn phím hơn khi nghe điện, giảm áp lực lên đôi tay.
Nghỉ giải lao sau mỗi nửa giờ vì mắt của bạn cần được nghỉ ngơi. |
Nghỉ giải lao
Pamela McCauley Bush – Tiến sĩ, Giám đốc Phòng thí nghiệm Ergonomics tại Đại học Central Florida ở Orlando cho biết: Cứ mỗi nửa giờ mắt cần được nghỉ ngơi, bạn có thể đứng lên đi lại để kéo giãn cơ thể, giảm bớt áp lực và căng thẳng lên hệ xương. Hoặc đơn giản chỉ cần không nhìn màn hình máy tính để cho mắt nghỉ ngơi là được.
Dân văn phòng vẫn "được tiếng sướng" vì ngồi làm trong phòng máy lạnh mát mẻ. Nhưng hầu hết các chứng bệnh của dân văn phòng cũng do ngồi nhiều mà ra. Vì vậy bạn nên lưu ý những điều trên vì sức khỏe lâu dài của mình nhé.
7 cách "cấp cứu" làn da xuống cấp dành cho chị em văn phòng
Làm việc trong văn phòng khiến làn da chị em xuống cấp, để giảm thiểu những nguy cơ gây hại luôn là chủ đề được phụ nữ quan tâm.