Ăn uống gì để tăng sức đề kháng trong phòng chống COVID-19  

Các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên để đảm bảo cơ thể có khả năng chống chọi với virus corona.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (Covid-19) gây ra ngày càng trở nên nghiêm trọng, chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng ngừa. Do đó, cách phòng chống tốt nhất hiện nay chính là mỗi người hãy tự nâng cao sức đề kháng của cơ thể, để loại virus nguy hiểm này không có điều kiện xâm nhập.

Vì thế, hỗ trợ cơ thể nâng cao sức đề kháng góp phần giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt cần thiết với các đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ em, người cao tuổi, người mắc các bệnh mạn tính.

Cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng

Bữa ăn đủ chất sẽ là lựa chọn tốt trong mùa dịch 
Bữa ăn đủ chất sẽ là lựa chọn tốt trong mùa dịch 

Chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng tập trung vào cung cấp đủ năng lượng, đủ chất đạm, đủ chất bột đường, kiểm soát chất béo, tăng cường vitamin A, vitamin E, vitamin D và vitamin C, tăng cường kẽm, selen và sắt, tăng cường probiotic. Với việc phối hợp đồng bộ với giữ gìn vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường, việc hạn chế bia rượu, vận động thể lực hàng ngày, ngủ đủ giấc, chúng ta sẽ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Người trưởng thành mỗi ngày cần 1.800 - 2.200 calo tùy theo tuổi, theo giới và mức độ hoạt động thể lực.

Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp- Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam, nếu ăn không đủ năng lượng, toàn bộ các cơ quan (trong đó có các tế bào miễn dịch có vai trò chính trong chống lại tác nhân gây bệnh như bạch cầu, đại thực bào và cơ quan sản xuất kháng thể) sẽ không hoạt động hiệu quả. Thực hành chế độ ăn với thực phẩm giàu dinh dưỡng, cân đối và đủ các nhóm thực phẩm bao gồm nhóm gạo và ngũ cốc, cá và thủy hải sản, thịt gia súc gia cầm, trứng, rau xanh, trái cây, sữa và sản phẩm từ sữa, hạt có dầu và dầu thực vật; phân chia số bữa ăn hàng ngày có 3 bữa chính và thêm 1 bữa phụ với người trưởng thành, thêm 2 bữa phụ với người cao tuổi, thêm 2 đến 3 bữa phụ với trẻ em tùy theo tuổi, sẽ đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.

Vitamin A, vitamin D, vitamin E và vitamin C đều có vai trò quan trọng trong tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Các thực phẩm có nguồn gốc động vật giàu vitamin A là gan, lòng đỏ trứng, bơ… Các loại thực phẩm giàu vitamin D là gan, cá trích, cá ngừ, cá hồi, trứng, bơ... Nguồn thực phẩm giàu vitamin E là hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, dầu ô liu và các loại dầu thực vật khác, rau spinach, bó xôi, bông cải, cải xoăn, trái bơ…

Chọn các loại rau, trái cây có màu xanh, vàng, đỏ sẽ cung cấp vitamin C đồng thời với β-caroten. Các loại rau như cải xanh, cải ngọt, cải cúc, rau ngót, bông cải xanh, ớt chuông, cà rốt, các loại trái cây như thanh long, đu đủ, ổi, táo, nho, nhãn, xoài, dưa hấu là ưu tiên chọn lựa cho người cần tăng cường sức khỏe miễn dịch. Cần ăn đủ 400g rau và 100g- 200g trái cây mỗi ngày.

Rau củ trái cây là những thứ không thể thiếu trong bữa ăn nếu muốn cơ thể khoẻ mạnh
Rau củ trái cây là những thứ không thể thiếu trong bữa ăn nếu muốn cơ thể khoẻ mạnh

Cùng với đó, chất đạm có vai trò quan trọng trong nâng cao sức đề kháng. Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp người Việt Nam trưởng thành nên ăn 60g- 70g đạm mỗi ngày, nếu quy đổi ra thực phẩm giàu chất đạm thì tổng lượng tương đương với khoảng 300g- 400g cá nạc, thịt nạc. Các loại thực phẩm giàu chất đạm có giá trị sinh học cao giúp tăng cường hoạt động hệ thống miễn dịch là cá, thịt gà, thịt heo, thịt bò, trứng gà, tôm, cua, sữa, đậu nành...Việc ăn quá nhiều chất béo sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch song sẽ tốt nếu ăn các loại cá như cá hồi, cá chép, cá basa, cá điêu hồng, cá thu, cá trích…, các loại dầu thực vật như dầu ô liu, dầu gấc đậu nành, đậu phộng, dầu mè.

Chế độ ăn giàu chất bột đường giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Người trưởng thành nên ăn 55% - 60% tổng năng lượng từ chất bột đường, tương đương khoảng 250g gạo mỗi ngày. Nên chọn gạo lức, gạo mầm, các loại ngũ cốc nguyên cám, khoai, bắp… vì còn cung cấp thêm vitamin, chất khoáng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Đừng quên những bữa ăn giàu chất đạm
Đừng quên những bữa ăn giàu chất đạm

Hỗ trợ “hàng rào phòng thủ”

 Song song với việc ăn uống đủ chất, trong phòng lây nhiễm, vũ khí tối thượng mà chúng ta có là hệ miễn dịch của chính mình. Tất cả các biện pháp đang được khuyến cáo như mang khẩu trang, rửa tay, tránh tiếp xúc... sẽ hạn chế khả năng virus này xâm nhập vào cơ thể; còn khi nó đã xâm nhập rồi, chỉ có hệ miễn dịch tốt mới giúp loại trừ tác nhân gây bệnh. Bổ sung các chất tăng cường miễn dịch có tác dụng hỗ trợ nâng cao miễn dịch cho cơ thể bằng cách gia tăng các chức năng hoạt động chung, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt; trên cơ sở này sẽ gia tăng sự đáp ứng miễn dịch hoặc tác động kích thích các cytokin, interleukin làm cho tế bào miễn dịch tiết ra nhiều kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh.

Bổ sung các chất tăng cường miễn dịch cho cơ thể
Bổ sung các chất tăng cường miễn dịch cho cơ thể

PGS.TS.BS Lê Bạch Mai- nguyên Phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng quốc gia cho biết, một lựa chọn an toàn để nâng cao đề kháng, được y khoa sử dụng phổ biến nhất hiện nay là hoạt chất Thymomodulin.  Bổ sung Thymomodulin giúp tăng cường miễn dịch, thúc đẩy và hoạt hóa các tế bào miễn dịch trong các bệnh nhiễn khuẩn, cảm cúm. Cùng với đó, kết hợp bồi bổ dưỡng chất, nâng cao thể trạng cũng góp phần quan trọng tạo sức đề kháng tự thân để cơ thể đủ sức chống lại tác nhân gây hại. Thymomodulin cũng được chỉ định hỗ trợ điều trị trong các trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn, virus như viêm nhiễm đường hô hấp, viêm gan...

"Sự kết hợp giữa Thymomodulin và Đạm men bia thủy phân giúp tăng sức đề kháng nhờ tác dụng "kép": Thymomodulin tăng cường hệ miễn dịch, tăng sản sinh và hoạt hoát tế bào miễn dịch; Đạm men bia thủy phân cung cấp các acid amin thiết yếu, là nguyên liệu để tổng hợp lên kháng thể, cùng với các vitamin và khoáng chất giúp nâng cao thể lực, thể trạng. Sức đề kháng từ đó được tăng cường giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh"- PGS.TS.BS Lê Bạch Mai- nhấn mạnh.

Cùng với đó, việc kết hợp bồi bổ dưỡng chất, nâng cao thể trạng cũng góp phần quan trọng tạo sức đề kháng tự thân để cơ thể đủ sức chống lại tác nhân gây hại. Đạm thủy phân nguồn gốc thực vật hiện nay đang là nguồn đạm an toàn, thân thiện được ưu tiên lựa chọn.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng khuyên việc duy trì uống đủ nước, nên uống khoảng 1,5- 2 lít nước mỗi ngày. Sử dụng nước chín, nước chè xanh, nước vối, nước ép trái cây và ăn những loại thực phẩm nấu chín, không ăn động vật hoang dã, thực phẩm không an toàn.

Cần duy trì uống đủ nước mỗi ngày
Cần duy trì uống đủ nước mỗi ngày

 Cùng với đó là việc duy trì uống đủ nước, nên uống khoảng 1,5 - 2 lít nước mỗi ngày. Sử dụng nước chín, nước chè xanh, nước vối, nước ép trái cây và ăn những loại thực phẩm nấu chín, không ăn động vật hoang dã, thực phẩm không an toàn.

M.A

Thực phẩm nào giúp ngăn ngừa corona?

Thực phẩm nào giúp ngăn ngừa corona?

Bệnh viêm phổi cấp do virus corona đang có những diễn biến khó lường. Vậy chúng ta cần ăn uống những món gì để phòng ngừa dịch viêm phổi cấp?