Cấm chụp ảnh để...hạn chế khách du lịch

Khách du lịch phải trả tiền cho mỗi tấm ảnh họ chụp khi tới Casa Barragan, còn ở Nhà thờ xương Sedlec Ossuary, chụp ảnh bị cấm hoàn toàn.

Với sự ra đời của internet, đặc biệt là mạng xã hội như facebook hay instagram, những bức hình du lịch tuyệt đẹp trên mạng giờ đây trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết.

Cộng thêm sự phát triển của các hãng hàng không giá rẻ, mong muốn du lịch để sở hữu cho bản thân những shot hình đẹp là một thú vui hấp dẫn đối với nhiều người.

Tuy nhiên, một vài khách sạn, quán ăn hay các địa điểm du lịch như bảo tàng đang giới hạn, thậm chí còn cấm việc chụp ảnh với hy vọng hạn chế sự quá tải đối với những khách du lịch chỉ ghé thăm để có những bức ảnh “khoe” bạn bè.

Khi nhiếp ảnh đã đi quá xa

Là chủ của công ty điều hành tour Wild Frontiers, Jonny Bealby chuyên tổ chức các chuyến đi tới những nơi xa xôi nhất trên trái đất.

Năm ngoái, sau khi chia sẻ về trải nghiệm du lịch quanh châu Phi bằng xe máy những năm 1990, một chàng trai trẻ đã khiến Bealby nảy ra một ý tưởng về một chuyến đi đặc biệt sau khi anh này cho rằng Bealby khá may mắn vì được du lịch khi nhiếp ảnh và mạng xã hội chưa phát triển mạnh.

Bảo tàng Van Gogh chỉ cho phép chụp ảnh ở một vài nơi nhằm giảm tải lượng khách và cho phép khách thưởng thức nghệ thuật trong
Bảo tàng Van Gogh chỉ cho phép chụp ảnh ở một vài nơi nhằm giảm tải lượng khách và cho phép khách thưởng thức nghệ thuật trong "yên bình" (Ảnh: KOEN VAN WEEL / Getty Images).

Với 4 chuyến tới Oman, Ecuador, Kyrgystan, và Mongolia, Bealby muốn tạo một cảm giác khác biệt cho du khách bằng cách tịch thu điện thoại của họ ngay trong ngày đầu tiên

“Chúng tôi sẽ cung cấp camera nếu các bạn muốn, chúng tôi sẽ không cấm các bạn chụp ảnh nhưng chúng tôi không muốn mọi người thường xuyên dí mắt vào điện thoại”, ông cho biết.

Bằng việc thay thế chụp ảnh kỹ thuật số (chụp hàng trăm bức rồi chọn những bức ảnh yêu thích) với phương thức chụp ảnh phim cũ kỹ, chậm chạp với số lượng giới hạn, ông mong muốn khách du lịch được nhìn kỹ hơn, chiêm ngưỡng và quý trọng từng khoảnh khắc với thiên nhiên và cảnh vật xung quanh họ.

Việc thay thế phương thức chụp ảnh còn giúp họ quý trọng từng tấm hình họ chụp vì chính họ thay vì quan tâm đến việc người khác nghĩ gì.

Những phương pháp “thỏa hiệp”

Năm 2013, bảo tàng Van Gogh ở Amsterdam đã thử nghiệm việc cho phép chụp ảnh trong phòng tranh và thấy rằng mọi người cảm thấy không thoải mái khi những người khác liên tục chụp ảnh. Vì vậy, một phương pháp đã được đưa ra

“Trong bảo tàng sẽ có một vài điểm cho phép khách du lịch có thể chụp ảnh, tạo dáng mà không làm phiền những người khác. Và những địa điểm này luôn chật cứng người”, đại diện bảo tàng cho biết.

Casa Azul, nhà của danh họa Frida Kahlo thu tiền của du khách nếu họ muốn chụp ảnh (Andrew Hasson / Getty Images).
Casa Azul, nhà của danh họa Frida Kahlo thu tiền của du khách nếu họ muốn chụp ảnh (Andrew Hasson / Getty Images).

Bằng cách này, khách du lịch có thể vừa có những bức hình chất lượng mà cũng có thể thưởng thức ngắm tranh mà không bị làm phiền với hàng tá chiếc gậy selfie che tầm nhìn.

Đối với một số nơi gặp vấn đề về tài chính, chứng nghiện chụp ảnh của du khách có thể là một nguồn thu mới. Như Casa Azul, nhà của nghệ sĩ Frida Kahlo ở Mexico cho phép khách chụp ảnh với một khoản phí. Ngôi nhà hóa bảo tàng này thu mỗi người 1,5 USD nếu muốn chụp ảnh và không được phép dùng ảnh cho mục đích thương mại.

Casa Barragan, nhà của cố kiến trúc sư nổi tiếng Luis Barragan đã được công nhận là di sản UNESCO, kiểm soát hoàn toàn việc chụp ảnh của du khách (Ảnh: Archdaily).
Casa Barragan, nhà của cố kiến trúc sư nổi tiếng Luis Barragan đã được công nhận là di sản UNESCO, kiểm soát hoàn toàn việc chụp ảnh của du khách (Ảnh: Archdaily).

Hay Casa Barragan, ngôi nhà của kiến trúc sư quá cố Luis Barragan tính tiền cho mỗi bức ảnh họ chụp. Với những gam màu sáng nổi bật và tuyệt đẹp cho Instagram, nhiều người vẫn quyết định bỏ tiền.

Tuy nhiên, không phải địa danh nào cũng có thể sử dụng phương pháp ấy. Cho dù không cho phép chụp ảnh ở Nhà nguyện Sistine vì lý do bản quyền bởi nhà mạng truyền hình Nhật, hàng ngàn khách du lịch vẫn có thể chụp những bức ảnh khi họ chỉ tình cờ đi qua.

Việc chụp ảnh ở Nhà nguyện Sistine bị cấm bởi hợp đồng bản quyền với mạng truyền hình Nhật chứ không vì quá tải khách du lịch, tuy nhiên dường như việc cấm đoán không thành công khi các bức ảnh ngập tràn trên mạng xã hội (Ảnh: PIERPAOLO CITO/Getty Images).
Việc chụp ảnh ở Nhà nguyện Sistine bị cấm bởi hợp đồng bản quyền với mạng truyền hình Nhật chứ không vì quá tải khách du lịch, tuy nhiên dường như việc cấm đoán không thành công khi các bức ảnh ngập tràn trên mạng xã hội (Ảnh: PIERPAOLO CITO/Getty Images).

Những phản đối bắt đầu

Đôi khi việc cấm chụp ảnh chỉ là biện pháp đề phòng, nhưng nhiều khi là kết quả của dân địa phương phản đối những hành xử kém của khách du lịch.

Nhà thờ xương Sedlec Ossuary, Séc cấm việc chụp ảnh nhằm hạn chế việc quá tải khách du lịch và cũng vì những hành xử của khách du lịch (Ảnh:MICHAL CIZEK/AFP/Getty Images).
Nhà thờ xương Sedlec Ossuary, Séc cấm việc chụp ảnh nhằm hạn chế việc quá tải khách du lịch và cũng vì những hành xử của khách du lịch (Ảnh:MICHAL CIZEK/AFP/Getty Images).

Sedlec Ossuary tại Séc, hay còn được biết đến là “Nhà thờ xương” với những đồ “trang trí” từ 60.000 bộ xương được khám phá ở các khu di tích đã ban lệnh cấm chụp ảnh sau khi khách du lịch đưa những bức ảnh bất kính về những hộp sọ đội mũ hay đeo kính râm.

Hay ở chính Hà Nội, chính phủ đã phải ban hành lệnh cấm chụp ảnh ở xóm đường tàu vì lý do an toàn. Và tại Nhật, người dân của khu phố lịch sử Gion ở Kyoto đã yêu cầu cấm chụp ảnh trên các khu phố khi nhiều khách du lịch tới đây tỏ ra thiếu lịch sự, liên tục chụp hình các geishas và maikos (các geisha học việc).

Người dân con phố lịch sử Gion ở Kyoto đã quyết định bỏ phiếu phản đối khách du lịch chụp ảnh do những hành xử kém tế nhị của du khách (Ảnh: Getty Images/mkotera555). 
Người dân con phố lịch sử Gion ở Kyoto đã quyết định bỏ phiếu phản đối khách du lịch chụp ảnh do những hành xử kém tế nhị của du khách (Ảnh: Getty Images/mkotera555). 

Tuy nhiên có những lựa chọn khác thay vì cấm hoàn toàn.

Sunset Tower Hotel tại Los Angeles yêu cầu khách không được chụp hình vì giới nổi tiếng muốn nơi đây trở thành địa điểm nghỉ ngơi một cách đúng nghĩa (Ảnh: gregobagel/Getty Images).
Sunset Tower Hotel tại Los Angeles yêu cầu khách không được chụp hình vì giới nổi tiếng muốn nơi đây trở thành địa điểm nghỉ ngơi một cách đúng nghĩa (Ảnh: gregobagel/Getty Images).

Như khách sạn Sunset Tower ở Los Angeles, một địa điểm yêu thích của người nổi tiếng, đã cấm chụp ảnh trong nhà hàng và các không gian công cộng, một phần vì muốn khách trải nghiệm khung cảnh xung quanh nhiều hơn, và cũng vì những vị khách hạng A muốn có một nơi để có thể thoát khỏi cánh săn ảnh.

“Các nhà hàng muốn quay lưng lại với truyền thông để tạo các không gian đầm ấm và gần gũi cho khách hàng. Họ ưu tiên những tương tác trực tiếp giữa con người hơn là những chia sẻ số hóa”, một nhà phân tích chia sẻ.

TM (theo CNN)

Những hành trình 'đau tim' nhất thế giới

Những hành trình "đau tim" nhất thế giới

Đây là những trải nghiệm mang đến những cảm xúc "tột độ" chỉ dành cho những người gan dạ.