Tin tưởng ở con
Nếu phụ huynh ở lại chờ con thì phải thật chú ý khoảnh khắc con bước ra khỏi phòng thi. Tùy vào biểu hiện vui buồn của con mà phụ huynh chọn cách nói chuyện, động viên cho phù hợp. Tuyệt đối không nên hỏi dồn con như có làm bài được không, đề thi khó hay dễ, đúng sai mấy câu. Khi con làm sai thì không nên phân tích này nọ hoặc la mắng...
Ảnh minh họa. |
Chuyên gia tâm lý, TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng, kỳ vọng của bố mẹ là chính đáng nhưng cần nhận thức rõ giữa kỳ vọng và năng lực của con là hai việc khác nhau, kỳ vọng nhưng phải phù hợp với năng lực, khả năng của con.
TS. Nguyễn Tùng Lâm cho biết, bản thân đứa trẻ cũng buồn khi thi trượt, bố mẹ dù có đòi hỏi thì cũng không thay đổi được kết quả Bố mẹ nên hỏi con, xem kế hoạch tiếp theo của con là gì, ủng hộ, tạo điều kiện để con thực hiện kế hoạch đó.
Ngoài ra, bố mẹ cần bình tĩnh, cùng con rút kinh nghiệm từ thất bại. Việc chọn một trường phù hợp với con lúc này là bài toán quan trọng nhất. Động viên con tiếp tục học. Tiếp cho con một ý chí, nghị lực, để con sẽ làm tốt hơn lần sau.
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, việc mắng mỏ chỉ trích có thể làm cho con nhụt chí và phẫn uất. Với những em có cá tính mạnh, giàu lòng tự trọng, các em sẽ phản ứng rất mạnh mẽ.
BS. Lê Thị Thanh Thu (Trưởng khoa Bán cấp tính nam, BV Tâm thần TW 1) khuyên phụ huynh nên cố gắng kiềm chế cơn tức giận. Nếu con không đỗ nguyện vọng 1 thì sẽ có nguyện vọng 2, nguyện vọng 3. Nếu không đỗ trường công thì có thể học trường tư. Cho con có nhiều sự lựa chọn cũng là giải tỏa tâm lý cho con.
Phụ huynh không nên quá kỳ vọng và áp lực rằng con mình phải đỗ trường đó thì nó mới có một tương lai tốt. Bố mẹ phải chính là người định hướng và động viên các con để chúng yên tâm rằng trượt cấp 3 hay trượt đại học không phải là bỏ đi.
Ở độ tuổi này, phần lớn các bạn trẻ đều hiểu rõ tầm quan trọng của điểm số và kết quả thi cử, nhưng lại chẳng may nhận lại kết quả không như mong đợi dễ gây ra tình trạng làm các em có thể cảm thấy như "tương lai của mình đến đây là bế tắc".
Cha mẹ có thể cũng rơi vào cảm giác thất vọng nhưng việc trút giận lên con chỉ khiến cho tâm trạng và cảm xúc của trẻ tuổi teen nặng nề hơn. Việc so sánh kết quả của con với các bạn bè khác cũng là điều cần tránh. Khi các con đang cảm thấy hoài nghi nhất về bản thân, các con rất cần một người lớn bình tĩnh và đáng tin cậy để con có thể ổn định lại về mặt cảm xúc.
Cùng con tìm ra khó khăn và lập kế hoạch mới
Để có thể giúp con vững vàng hơn trên chặng đường trước mắt. Hãy cùng con tìm hiểu ngọn nguồn xem những thử thách và khó khăn con đã gặp phải là ở đâu, để có thể cùng con lên một kế hoạch mới.
Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến việc con không đạt được kết quả như mong đợi. Hoặc tìm hiểu xem con đang có chiến lược học tập sai, môi trường và công cụ học không phù hợp dẫn đến việc con không hứng thú với môn học và việc học?
Cha mẹ nên có một cuộc trò chuyện chân thành và cảm thông với con. Nhìn nhận thực tại và cùng con đưa ra các định hướng học tập mới trong tương lai. Cha mẹ hãy hướng dẫn con có những mục tiêu cụ thể và rõ ràng. Khi con lấy lại được sự tự tin, con sẽ phát triển được động lực học tập từ trong chính nội tại.
Ngoài các thành tích về học tập hay điểm số, các tiêu chí khác về đạo đức, kỹ năng sống, năng lực cảm xúc và khả năng giao tiếp cũng sẽ giúp con dễ dàng đạt được mục tiêu. Cần giúp con hiểu chúng ta làm gì sau mỗi lần va vấp đó để trưởng thành và trở nên tốt hơn.
Nguồn cung căn hộ đang có xu hướng dịch chuyển ra ngoại thành các thành phố lớn