Chúng ta viết gì khi viết về phim?

"Hướng dẫn viết về phim" là nguồn tham khảo quý giá cho bất kỳ ai muốn nâng cao khả năng thưởng thức và bình luận về nghệ thuật thứ bảy

Hướng dẫn viết về phim - Bản đồ dẫn lối khám phá nghệ thuật cho tín đồ điện ảnh

Trong bối cảnh hoạt động phê bình, đánh giá phim ở Việt Nam còn yếu do thiếu những công cụ và giáo trình hiện đại, "Hướng dẫn viết về phim" của Giáo sư Timothy Corrigan  là cuốn sách kết hợp giữa cẩm nang hướng dẫn viết và sách giáo khoa nghiên cứu điện ảnh. Cuốn sách cũng cập nhật nội dung về công nghệ kỹ thuật số trong nghiên cứu phim, đảm bảo tính thời sự và ứng dụng cao.

"Hướng dẫn viết về phim" không chỉ là tài liệu thiết yếu cho sinh viên và giảng viên ngành điện ảnh, mà còn là nguồn tham khảo cho bất kỳ ai muốn nâng cao khả năng thưởng thức và bình luận về nghệ thuật thứ bảy. Cuốn sách có thể được sử dụng trong nhiều loại khóa học, từ viết lách đến nghiên cứu điện ảnh, như một tài liệu bổ trợ hoặc chính yếu.

Thông qua việc kết hợp lý thuyết, ví dụ thực tế và bài tập ứng dụng, cuốn sách có thể trở thành công cụ đắc lực giúp người đọc phát triển tư duy sâu sắc và kỹ năng viết tinh tế về phim, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của ngành nghiên cứu và phê bình điện ảnh hiện nay.

"Hướng dẫn viết về phim" là một cẩm nang kiến thức hữu ích, giúp nâng cao khả năng cảm nhận, bình luận, đánh giá về phim. Với cấu trúc chặt chẽ, bài bản, tác phẩm này cung cấp một lộ trình rõ ràng, chi tiết để phát triển kỹ năng viết chuyên môn về điện ảnh.

Đây không chỉ là tài liệu thiết yếu với sinh viên và giảng viên ngành điện ảnh, mà còn là nguồn tham khảo cho bất kỳ ai muốn nâng cao khả năng thưởng thức và bình luận về nghệ thuật thứ bảy.

Chúng ta viết gì khi viết về phim?

 "Hướng dẫn viết về phim" gồm bảy chương:

Chương 1 giải thích tầm quan trọng và mục đích của hoạt động viết về điện ảnh. Chương này phân tích đối tượng độc giả đa dạng của các bài viết về phim, từ sinh viên, giáo viên đến những người yêu thích điện ảnh nói chung.

Corrigan cũng giới thiệu các dạng bài viết khác nhau khi viết về phim, bao gồm ghi chép, điểm phim, tiểu luận và phân tích phim chuyên sâu. Mỗi loại hình này được mô tả chi tiết, giúp người đọc hiểu rõ đặc điểm và mục đích riêng của từng dạng. Đặc biệt, chương này tập trung vào việc phát triển kỹ năng phê bình phim, một hoạt động đòi hỏi sự cân bằng tinh tế giữa ý kiến cá nhân và đánh giá khách quan. Tác giả cũng đề cập đến thách thức trong việc viết về phim, đặc biệt là việc chuyển hóa từ niềm yêu thích cá nhân sang khả năng diễn đạt và phân tích chuyên nghiệp.

Chương 2 hướng dẫn độc giả cách tiếp cận một bộ phim với tư duy phê bình, trong đó giới thiệu các kỹ thuật đặt câu hỏi hiệu quả, giúp người xem đi sâu vào các khía cạnh kỹ thuật và nghệ thuật của phim.

Một phần quan trọng của chương 2 là phương pháp ghi chú khi xem phim. Corrigan đề xuất các kỹ thuật ghi chép hiệu quả, giúp người xem nắm bắt và ghi nhớ các chi tiết quan trọng, từ đó phục vụ cho việc phân tích sau này. Chương này cung cấp cho độc giả những công cụ cần thiết để chuyển từ việc xem phim thụ động sang một quá trình tương tác và phân tích tích cực, đặt nền tảng cho việc viết về phim một cách chuyên nghiệp và sâu sắc.

Chương 3 giới thiệu các thuật ngữ quan trọng liên quan đến phim ảnh, phân tích các thành phần chính của một tác phẩm, bao gồm cốt truyện, nhân vật, bối cảnh và chủ đề, giúp người viết nắm bắt được cấu trúc cơ bản của một bộ phim.

Các chương 4, 5 và 6 cung cấp cho người đọc một bộ công cụ toàn diện để phát triển kỹ năng viết về phim, từ cách tiếp cận ban đầu đến việc hoàn thiện bài viết với ngôn ngữ chuyên nghiệp và nguồn tài liệu đáng tin cậy. Chương 4 tập trung giúp người đọc xây dựng một phương pháp có hệ thống để phân tích và trình bày ý tưởng. Chương 5 tập trung vào kỹ năng viết, nhấn mạnh vào việc sử dụng từ ngữ chính xác và viết câu hiệu quả. Corrigan nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành điện ảnh một cách thích hợp. Chương 6 tập trung vào kỹ năng nghiên cứu tư liệu và thông tin, một yếu tố quan trọng trong việc viết về phim.

Chương cuối cung cấp cho độc giả một bộ sưu tập các mẫu bản thảo bài viết, đóng vai trò như một nguồn tham khảo và thực hành quý giá.

Chúng ta viết gì khi viết về phim?

 Đây là sách tái bản có bổ sung, sửa chữa của cuốn "Hướng dẫn viết về phim" (tác giả Timothy Corrigan, dịch giả Đặng Nam Thắng, do NXB Tri thức, Nhã Nam và Dự án Điện ảnh quỹ FORD, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội ấn hành năm 2010). Bản quyền tiếng Việt thuộc về Dự án Điện ảnh quỹ Ford - ĐHKHXH&NV Hà Nội (trước đây) và Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học) hiện nay.

Bản in lần này được hiệu đính, dịch bổ sung, với một vài thay đổi đáng kể: Hoàn thiện phần giới thiệu mục tiêu học tập ở đầu mỗi chương; tích hợp và nhấn mạnh các "gợi ý viết" vào mỗi chương, khích lệ sinh viên dừng lại và áp dụng những kiến thức vừa học vào phân tích một bộ phim cụ thể hoặc quen thuộc mà họ đang theo dõi và mở rộng phần nội dung về công nghệ kỹ thuật số. Công nghệ và các phương tiện kỹ thuật số, từ Internet đến đĩa Bluray, đang ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong cách chúng ta xem và nghiên cứu phim. Do đó, phiên bản mới sẽ mở rộng phần thảo luận về ảnh hưởng của công nghệ kỹ thuật số không chỉ trong việc xem và hiểu phim, mà còn trong cách chúng ta nghiên cứu và viết về điện ảnh.

Ngoài ra, bản in này còn cập nhật thêm các ví dụ và minh họa từ các bộ phim mới nhất. Dù việc giới thiệu các bộ phim cũ và nước ngoài là quan trọng để mở rộng kiến thức và kích thích sự tò mò của độc giả, nhưng không thể bỏ qua các ví dụ về phim đương đại, giúp người đọc dễ dàng nhận diện và chú ý hơn tới phim.

Đây là sách tái bản có bổ sung, sửa chữa của cuốn "Hướng dẫn viết về phim" (tác giả Timothy Corrigan, dịch giả Đặng Nam Thắng, do NXB Tri thức, Nhã Nam và Dự án Điện ảnh quỹ FORD, Trường ĐHKHXH&NV Hà Nội ấn hành năm 2010). Bản quyền tiếng Việt thuộc về Dự án Điện ảnh quỹ Ford - ĐHKHXH&NV Hà Nội (trước đây) và Bộ môn Nghệ thuật học (Khoa Văn học) hiện nay.

VỀ TÁC GIẢ

Timothy Corrigan

Là Giáo sư danh dự ngành Ngôn ngữ Anh và Nghiên cứu Điện ảnh tại Đại học Pennsylvania. Trong lĩnh vực nghiên cứu điện ảnh, ông tập trung nghiên cứu điện ảnh quốc tế đương đại và phim tài liệu. Nhiều công trình, tiểu luận về điện ảnh, truyền thông, nghệ thuật của ông đã được xuất bản, tái bản và phổ biến rộng rãi, tiêu biểu có thể kể đến:

  • New German Film: The Displaced Image (1994)
  • Film and Literature: An Introduction and Reader (1999)
  • American Cinema of the 2000s: Themes and Variation (2012),
  • Cinema, Media, and Human Flourishing (2022)

Năm 2011, ông xuất bản công trình The Essay Film: From Montaigne, After Marker và đoạt giải thường Katherine Singer Kovács cho cuốn sách xuất sắc về nghiên cứu điện ảnh và truyền thông.

Thông tin sự kiện

- Thời gian: 09h30 thứ Bảy, ngày 19 tháng 10 năm 2024

-  Địa điểm: Phòng 307, Trung tâm thông tin Thư viện, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội, 418 đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội

Với sự tham gia của các vị khách mời:

Đạo diễn, Nghệ sĩ nhân dân Phạm Nhuệ Giang.

Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang sinh năm 1957 tại Hà Nội trong gia đình nghệ thuật, cha là đạo diễn Phạm Văn Khoa - một trong những đạo diễn đặt nền móng cho nền điện ảnh cách mạng Việt Nam - và mẹ là diễn viên Bích Châu.

Bà được công chúng biết đến là một nhà biên kịch, đạo diễn tài năng và tâm huyết với nghệ thuật thứ bảy qua các bộ phim: Trò đời, Thung lũng hoang vắng, Hậu họa, Lập trình cho trái tim, Tâm hồn mẹ, Lạc lối, Bỏ trốn, Chú bé Culi…

Đạo diễn Phạm Nhuệ Giang từng giành được nhiều giải thưởng uy tín như giải Mai Vàng, giải Cánh diều và giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Ông Nguyễn Hoàng Phương, Phụ trách điều hành Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh TPD

Ông Nguyễn Hoàng Phương làm việc tại Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng Điện ảnh TPD từ năm 2004 và bắt đầu điều hành từ năm 2014.

Trung tâm hỗ trợ phát triển tài năng Điện ảnh TPD được thành lập với mục đích xây dựng và thực hiện những chương trình hỗ trợ phát triển tài năng điện ảnh và những hoạt động vì sự phát triển của nền điện ảnh Việt Nam.

Trong nhiều năm qua, Trung tâm đã trở thành nơi chắp cánh, tạo môi trường học tập, trao đổi và giao lưu cho các bạn trẻ yêu điện ảnh và xây dựng được cộng đồng các nhà làm phim trẻ với nhiều dự án điện ảnh ấn tượng.

Điều phối chương trình: Nhà phê bình Mai Anh Tuấn

Tiến sĩ, Nhà phê bình văn học Mai Anh Tuấn, sinh năm 1983 ở Quảng Bình, là một nhà phê bình điện ảnh - văn học và hiện đang giảng dạy tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.

Tiến sĩ Mai Anh Tuấn thường xuyên viết bài phê bình văn học nghệ thuật, điện ảnh đăng tải trên nhiều tờ báo với quan điểm thẳng thắn cùng các điểm nhìn riêng biệt.

PV

Từ phim ảnh suy nghĩ về nữ quyền

Từ phim ảnh suy nghĩ về nữ quyền

Một tư duy ấu trĩ trong các bộ film về nữ quyền là biến những người phụ nữ trở nên mạnh mẽ một cách bất thường.