GS Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ thông tin bên lề Quốc hội về kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em. Theo đó, những người trẻ được chọn tiêm nên ở độ tuổi 16 - 18 tuổi, là học sinh cấp THPT vì các em cơ thể đã phát triển hoàn chỉnh nên nguy cơ mắc bệnh không khác gì người trẻ trên 18 tuổi và nguy cơ chuyển biến nặng cũng gần như tương đương.
Còn đối với những trẻ em từ 12 tuổi trở lên, có yếu tố nguy cơ như béo phì, bệnh nền... thì nên tiêm vaccine còn các trường hợp khác nên dựa vào nguyện vọng, nhu cầu của gia đình và chưa nên tiêm cho trẻ 1 - 3 tuổi.
Cụ thể, trên thế giới hiện nay việc tiêm vaccine cho trẻ 12 - 18 tuổi đã thống nhất và bằng chứng khoa học, độ an toàn, hiệu quả đã rõ.
Tuy nhiên với trẻ dưới 12 tuổi vẫn đang còn nghiên cứu, do đó, chúng ta không nên vội.
Vì thực tế qua chuyến công tác ở Bình Dương, con số thống kê cho thấy tỷ lệ trẻ dưới 12 tuổi bị nhiễm bệnh và chuyển nặng rất ít, chủ yếu là các cháu bị bệnh nền. Trong giai đoạn này, khi chưa có kế hoạch rõ về việc tiêm vaccine thì nên duy trì việc học trực tuyến. Những nơi học trực tuyến khó khăn, không thể học trực tuyến, vùng xanh thì nên đi học tại trường.
Ông Hiếu lấy ví dụ trường học ở tỉnh Phú Thọ, trong lớp học chỉ có vài ca mà lây nhiễm khiến trường học phải đóng cửa. Vì thế, không thể nào một trường học cứ mở cửa, có vài ca dương tính lại đóng lại thì sẽ không ổn định cho việc học tập của các cháu.
Vậy nên cần có lộ trình tiêm gắn với việc đi học trở lại là. Chúng ta chưa có vaccine cho trẻ em thì chưa nên mở cửa trường học trực tiếp mà nên học online, theo VTC.